Giá tiêu bật tăng trong những ngày cuối cùng của năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuần qua (từ ngày 28/12/2020 đến 2/1/2021), giá lúa gạo ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, mặt hàng càphê ở khu vực Tây Nguyên nhìn chung duy trì ổn định so với tuần trước.

Nông dân tại Gia Lai chăm sóc vườn tiêu. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Nông dân tại Gia Lai chăm sóc vườn tiêu. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)


Tuần qua (từ ngày 28/12/2020 đến 2/1/2021), giá lúa gạo ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, mặt hàng càphê ở khu vực Tây Nguyên nhìn chung duy trì ổn định so với tuần trước.

Tuy nhiên, với mặt hàng tiêu, sau một thời gian dài giảm giá, những ngày cuối cùng của năm 2020, giá tiêu đã bật tăng trở lại.

Giá tiêu tăng trở lại

Tại các tỉnh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tuần qua nhìn chung, giá lúa gạo ổn định, duy trì ổn định ở mức cao. Giá gạo nguyên liệu IR504 ổn định ở 9.800 đồng/kg; giá gạo thành phẩm IR 504 giữ vững ở 11.100 đồng/kg; giá tấm 1 IR 504 ổn định ở 10.000 đồng/kg; giá cám vàng ổn định 6.800 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, giá lúa gạo duy trì ổn định: giá lúa tươi thường tại tỉnh dao động từ 6.700-6.900 đồng/kg; giá lúa Jasmine ở 6.700-6.800 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 7.000-7.200 đồng/kg; lúa Nhật 7.700-7.900 đồng/kg; một số loại lúa chất lượng cao như OM từ 6.800-7.000 đồng/kg…

Giá các mặt hàng gạo tại An Giang cũng duy trì ổn định. Giá gạo thường giao động ở mức 10.500-11.000 đồng/kg, gạo Jasmine từ 14.000-15.000 đồng/kg, gạo Nhật 23.000 đồng/kg, tấm thường 12.500 đồng/kg, nếp từ 13.000-14.000 đồng/kg, gạo Hương lài 19.500 đồng/kg…

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam duy trì ổn định ở mức 495-500 USD/tấn. Năm 2020 được xem là năm thành công của xuất khẩu gạo. Đến cuối tháng 12/2020, xuất khẩu gạo ước đạt gần 6,2 triệu tấn, thu về hơn 3 tỷ USD, tăng khoảng 9% về giá trị so với năm 2019.

Việc chuyển từ lượng sang chất, từ giá thấp lên giá cao, tận dụng và khai thác tốt các thị trường là những đột phá giúp ngành gạo nước ta tiếp tục vươn xa hơn.

Theo các doanh nghiệp, trong thời gian tới giá gạo sẽ tiếp tục ở mức cao nhờ thị trường thuận lợi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2020, sản lượng lúa đạt 42,8 triệu tấn, giảm khoảng 87.000 tấn, do diện tích gieo trồng giảm khoảng 192.000ha nhưng năng suất tăng 0,5 tạ/ha so với năm 2019; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.

Sản xuất lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% (cao hơn so với mức 50% của năm 2015) để nâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt.” Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020.

Theo Diễn đàn của người làm càphê, tuần qua giá càphê ở khu vực Tây Nguyên nhìn chung ổn định. Giá càphê dao động ở mức 32.600-33.000 đồng/kg.

Giá càphê thấp nhất tại Lâm Đồng là 32.600 đồng. Còn các các địa phương khác như Gia Lai, Đắk Nông có giá là 32.900 đồng/kg; tại Đắk Lắk có giá cao nhất là 33.000 đồng/kg.

Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, giá càphê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.441 USD/tấn, với mức chênh lệch +55 USD/tấn.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt khoảng 2,7 tỷ USD, giảm 7,2% so với gía trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2019.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai cho biết toàn tỉnh Gia Lai có trên 97.000ha càphê; trong đó, diện tích đang cho thu hoạch hơn 80.000ha. Do ảnh hưởng của thời tiết mưa bão thời gian qua, cộng với việc Gia Lai có nhiều diện tích cà phê mới tái canh hoặc già cỗi dẫn đến sản lượng vụ mùa không cao.

Với mặt hàng tiêu, theo Tintaynguyen, giá tiêu ngày 2/1 trong khoảng 53.000-54.500 đồng/kg, tăng 500-1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Giá tiêu cao nhất vẫn ở Bà Rịa-Vũng Tàu là 54.500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu được thu mua với mức 53.500 đồng/kg. Tại tỉnh Đồng Nai, giá tiêu ở mức thấp nhất là 53.000 đồng/kg.

Giá tiêu tuy có tín hiệu tăng trở lại nhưng nhìn chung trầm lắng do lịch nghỉ Tết Dương lịch. Các doanh nghiệp đa số nhận định giá tiêu có thể tăng đến 70.000 đồng/kg trong vụ tiêu tới nhờ cầu tăng, cung giảm.

Với việc nguồn cung được dự báo giảm mạnh trong năm 2021, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng giá tiêu có thể đạt mức 70.000-80.000 đồng/kg vào năm sau.

Thị trường gạo châu Á

Nguồn cung giảm và việc Philippines tiếp tục thu mua đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này lên mức cao nhất của 9 năm, trong khi giá gạo tại Thái Lan giảm so với mức đỉnh trong nhiều tháng do giá cao làm giảm nhu cầu.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 500-505 USD/tấn trong phiên ngày 31/12/2020, mức cao nhất kể từ tháng 12/2011, so với mức 500 USD/tấn trong tuần trước do nguồn cung trong nước ít.

Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhiều khách mua từ Philippines vẫn tiếp tục mua vào nhưng với khối lượng nhỏ. Ngoài ra, hoạt động giao dịch diễn ra chậm chạp trong tuần này do nghỉ lễ.


 

 Gạo xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)
Gạo xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)


Theo số liệu của chính phủ, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào năm 2020 được dự báo sẽ giảm 3,5% xuống còn 6,15 triệu tấn nhưng doanh thu xuất khẩu gạo tăng 9,3% lên 3,07 tỷ USD.

Giá gạo Thái Lan 5% tấm được bán ở mức 510-516 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức 516-520 USD/tấn trong tuần trước. Các thương nhân cho hay nhu cầu gạo Thái tạm chững lại do giá cao.

Tại nước xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ, giá gạo tấm 5% được giao dịch ở mức 381-387 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước đó, do nhu cầu ổn định từ các nước châu Á và châu Phi.

Thị trường nông sản Mỹ

Giá các loại nông sản giao kỳ hạn diễn biến trái chiều trên Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ trong phiên cuối cùng của năm 2020 (31/12); trong đó, ngô Mỹ và đậu tương đều mức cao nhất của 6 năm rưỡi.

Khép phiên này, hợp đồng ngô giao tháng 3/2021 tăng 9,5 xu lên 4,84 USD/bushel, mức cao nhất kể từ ngày 16/5/2014. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 10,5 xu lên 13,11 USD/bushel, mức cao nhất kể từ ngày 23/9/2014. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao 3/2021 giảm 0,25 xu xuống 6,44 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Giá ngô Mỹ đã chạm mức cao nhất trong một thập niên trong bối cảnh Argentina thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu ngô cho đến ngày 28/2 tới để đảm bảo nguồn cung ứng lương thực dồi dào trong nước. Trong khi đó, lo ngại về tình hình thời tiết tại khu vực Nam Mỹ và vấn đề nguồn cung ngày càng giảm đã tiếp sức cho giá đậu tương. Còn lúa mỳ đã khép năm 2020 với mức giảm trong năm thứ tư liên tiếp.

Việc Argentina hạn chế xuất khẩu đã kích thích lượng mua nhiều hơn trên thị trường kỳ hạn vốn đã ở mức cao do thời tiết Nam Mỹ đe dọa mùa màng giữa lúc nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung ngô và đậu nành toàn cầu sụt giảm. Theo các nhà khí tượng học, Argentina và khu vực nam Brazil dự kiến sẽ vẫn khô và nóng trong hai tuần tới.

Trong năm 2020, giá ngô đã tăng thêm 24,8% giá trị, giá đậu tương tăng 37,2% so với năm trước đó, còn giá lúa mỳ cộng thêm 14,6%.

Thị trường càphê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020 (31/12), giá càphê Robusta giao tháng Một này tại London đã tăng 10 USD/tấn (0,73%), lên mức 1.374 USD/tấn. Còn giá càphê Arabica giao tháng Ba tới tại sàn New York (Mỹ) tăng 2,85 cent/lb (2,27%) ở mức 128,25 cent/lb (1lb = 453,59gr).

Ngay sau phiên giao dịch này sàn càphê thế giới đã bước vào kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021. Giá càphê trên cả hai sàn những ngày cuối năm giao dịch thận trọng. Báo cáo về lượng hàng dự trữ trong các kho cho thấy lượng càphê Arabica do ICE-New York quản lý đã vượt 1,35 triệu bao, góp phần làm giảm mối lo thiếu hụt nguồn cung.

Tính chung cả năm 2020, giá càphê Robusta trên sàn London mất 7,29% giá trị, giá Arabica mất 8,43% giá trị. Giá càphê Robusta từng ghi nhận mức thấp kỷ lục trong 10 năm là 1.073 USD/tấn hồi tháng 4/2020.

 

Theo Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.