Già làng Quỳnh Rêh làm theo lời Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Già làng Quỳnh Rêh là một trong số những gia làng trưởng bản ở vùng vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế), đã gương mẫu tích cực chung tay cùng lực lượng Công an địa phương giữ gìn ANTT, giữ vững an ninh tuyến biên giới.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều già làng, trưởng bản ở vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế), đã gương mẫu hiến đất xây dựng trường học, đường bê tông dẫn vào các thôn bản; tích cực chung tay cùng lực lượng Công an địa phương giữ gìn ANTT, giữ vững an ninh tuyến biên giới. Và, già làng Quỳnh Rêh là một trong số những người như thế…
Năm nay dù đã tuổi 90, với gần 50 tuổi Đảng, nhưng già làng Quỳnh Rêh ở bản A Đeeng Par Lieng 2, xã Bắc Sơn, huyện A Lưới, vẫn còn khá minh mẫn. Trò chuyện với chúng tôi, ông kể rằng, từ năm 1955, có nhiều già làng ở miền Nam ra Bắc gặp Bác Hồ và trong số ấy, huyện A Lưới có 10 người. 
Được Bác Hồ căn dặn, dạy bảo nên khi trở về quê hương, già Rêh vận động bà con bản làng đi theo cách mạng. Riêng ông tham gia bộ đội đánh giặc xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ. Từ năm 1973 đến năm 1990, ông giữ chức vụ Xã đội trưởng xã Bắc Sơn. Về hưu, ông là một trong những người có uy tín của bản làng, là đảng viên mẫu mực để bà con tin theo… 
Ngừng một lúc, già Rêh kể tiếp, vào năm 2005, khi đường Hồ Chí Minh đi qua xã Bắc Sơn được xây dựng hoàn thành, ông tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường bê tông dài 700m, rộng gần 3m nối từ đường Hồ Chí Minh vào bản A Đeeng Par Lieng 2, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại, chở nông sản làm ra đến chợ bán để tăng thu nhập. 
Rồi mới đây, trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của ngôi trường mầm non xã Bắc Sơn, không đảm bảo an toàn cho con trẻ theo học, đại diện chính quyền xã Bắc Sơn đến gặp ông hỏi ý kiến về việc tìm mặt bằng để xây trường mới, ông đã không ngần ngại xin hiến gần 1ha đất trồng keo và vận động con cháu trong gia đình hiến thêm một phần diện tích đất để giúp xã có mặt bằng xây trường mầm non. 
Nhắc lại việc này, già Rêh cười bảo: “Chuyện nhỏ ấy mà. Xã mà không tìm được đất xây trường cho các cháu thì kinh phí xây trường sẽ được huyện bố trí sang xã khác. Như thế thì mình có lỗi với các cháu lắm!”. 
Noi theo gương già Rêh, người dân ở các bản làng của xã Bắc Sơn tiếp tục hiến tặng hơn 5ha đất và tự nguyện đón góp ngày công để xây dựng nhiều tuyến đường bê tông, cùng một số công trình công cộng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó mà ở xã Bắc Sơn, đường bê tông liên thôn đã đến tận các ngõ nhà dân…
Già làng Quỳnh Rêh bên khu đất hiến tặng để xây dựng Trường Mầm non Bắc Sơn.
Già làng Quỳnh Rêh bên khu đất hiến tặng để xây dựng Trường Mầm non Bắc Sơn.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho hay, toàn huyện có 99 già làng, người uy tín tiêu biểu thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy, Vân Kiều. 
Các già làng, trưởng bản như già Rêh đã phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với bà con các bản làng. 
Những việc khó khăn, phức tạp nhưng có tiếng nói của các già làng, trưởng bản đều được giải quyết ổn thỏa, tạo được sự đoàn kết, hòa hợp trong cộng đồng. Người dân cũng noi theo những tấm gương các già làng, trưởng bản nỗ lực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế và nuôi dạy con cái ăn học. 
Nhờ thế mà nhiều thôn bản ở huyện miền núi A Lưới đã đổi thay phát triển hơn trước. Đối với già Rêh, ngoài việc hiến đất mở đường, xây trường học, ông còn tiên phong trong công tác giữ gìn ANTT. 
Ông tích cực phối hợp với chính quyền, lực lượng Công an vận động người dân địa phương nâng cao ý thức, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động con em đồng bào các dân tộc thiểu số nỗ lực học tập, không “dính” vào các tệ nạn xã hội. 
Nhờ tấm lòng và sự tận tâm khuyên bảo của già Rêh mà nhiều học sinh ở Bắc Sơn đã thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học; học xong quay về bản làng góp sức xây dựng quê hương...
Theo Anh Khoa (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Trong suốt câu chuyện, bác sĩ Bùi Ngọc Lan luôn nhắc, để có được những thành tựu trong việc chữa trị cho bệnh nhi ung thư là nhờ có teamwork (nhóm làm việc) mạnh, với nhiều bác sĩ giỏi từ các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ung thư, ngoại khoa, di truyền, giải phẫu bệnh...