Già làng De Chí góp sức giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bằng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, ông Rơ Mah Huoh  già làng De Chí, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và vận động người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu.

Bảo vệ rừng là bảo vệ làng

Từ bậc thang nhà rông của làng, ông Huoh phóng tầm mắt nhìn về cánh rừng ở phía xa, miệng nở nụ cười thật tươi. Bởi sau nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan, nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng đã được nâng cao. Về phần mình, ông chỉ nhận đã góp một phần nhỏ trong công tác tuyên truyền, vận động.

Thấu hiểu những khó khăn, vất vả trong công tác bảo vệ rừng nên già làng De Chí luôn dành thời gian gặp gỡ các thành viên trong tổ bảo vệ rừng của làng, động viên họ đoàn kết, cố gắng vì cộng đồng. Vì theo ông, bảo vệ rừng là bảo vệ làng.

Ở tuổi 60, già làng De Chí Rơ Mah Huoh vẫn tích cực trong phát triển kinh tế. Ảnh: Phương Dung

Ở tuổi 60, già làng De Chí Rơ Mah Huoh vẫn tích cực trong phát triển kinh tế. Ảnh: Phương Dung

Anh Rơ Mah Ngoh-Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng làng De Chí-chia sẻ: “Cộng đồng làng De Chí nhận quản lý, bảo vệ 443 ha rừng. Tổ bảo vệ rừng có 6 thành viên. Chúng tôi xây dựng kế hoạch, phân công lịch tuần tra, bảo vệ rừng cụ thể cho từng thành viên, trong từng thời điểm. Dù khó khăn, vất vả nhưng chúng tôi cảm thấy vui vì luôn nhận được sự tin tưởng, động viên từ cộng đồng, nhất là già làng Huoh”.

Với dân làng, ông Huoh thường nói về vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống cũng như môi trường và việc phá rừng sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu, lũ quét, sạt lở, môi trường sống bị ô nhiễm...

“Nếu đủ nước, đủ ánh sáng thì cây trong rừng sẽ phát triển xanh tốt. Dân làng mình cũng vậy, nghe tuyên truyền, vận động thường xuyên nên đều có ý thức bảo vệ rừng. Hiện tại, cộng đồng đang có nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và một số lâm sản phụ dưới tán rừng như: nấm, mật ong, măng le... nên cuộc sống cũng được cải thiện rất nhiều”-già làng De Chí cho hay.

Đặc biệt, với những hiểu biết về rừng cũng như phong tục tập quán, trước khi làm già làng, ông Huoh được dân làng tin tưởng giao trọng trách chủ tế trong lễ cúng rừng luân phiên hàng năm giữa 2 làng O Grang và De Chí. Lễ cúng rừng là nét đẹp văn hóa đã được cộng đồng 2 làng gìn giữ nhiều năm, mục đích để tạ ơn các vị thần. Lễ cúng rừng diễn ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm.

“Mình chọn vị trí để cúng rừng là gần dòng suối Ia Kek vừa có nước chảy, cây cối thì phát triển xanh tốt. Lễ vật dùng để cúng tế gồm có thịt heo, thịt gà, ghè rượu. Mình đại diện dân làng cảm tạ thần rừng, thần núi, thần nước, thần đá, thần cây đã chở che và mong các vị thần tiếp tục ban cho mưa thuận gió hòa, cho cây cối xanh tốt và mùa màng bội thu. Dân làng mình cũng hứa đoàn kết, quyết tâm bảo vệ rừng”-già làng Huoh bộc bạch.

Giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Suốt 7 năm qua, ông Huoh tích cực tuyên truyền nhằm giúp bà con từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Chỉ tay về phía ngôi nhà rông trong khuôn viên nhà văn hóa, khu thể thao của làng, ông Huoh cho hay: 2 năm sau khi ông làm già làng thì nhà rông này được xây dựng. Nhà rông trước đây do sử dụng lâu năm nên đã xuống cấp. Các trụ gỗ đã bị mối mọt; sàn nhà, bức vách đều bị hư hỏng; mái tranh cũng mục nát.

“Để dân làng có nơi sinh hoạt, mình đã họp dân và thống nhất làm lại nhà rông. Đáng mừng là trong suốt nhiều giờ họp bàn song không một ai đề cập đến việc vào rừng chặt cây, lấy gỗ làm nhà rông. Ai cũng nhận thức rõ chặt phá rừng là hành vi pháp luật nghiêm cấm. Cuối cùng, dân làng thống nhất mỗi hộ đóng góp 600 ngàn đồng làm nhà rông bằng trụ bê tông, mái lợp tôn xanh”-già Huoh nói.

Ông Rơ Mah Huoh (bìa trái) trao đổi với ông Rơ Mah Hlut về công tác bảo vệ rừng. Ảnh: P.D

Ông Rơ Mah Huoh (bìa trái) trao đổi với ông Rơ Mah Hlut về công tác bảo vệ rừng. Ảnh: P.D

Làng De Chí có 184 hộ với 879 khẩu, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95,33%. Thu nhập của người dân chủ yếu từ cây cà phê, điều và lúa nước. Làng còn 31 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo. “Mình nhắc dân làng tham gia đầy đủ các cuộc họp. Vì ở đó, bà con sẽ nghe và nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các ý kiến, kiến nghị sẽ được cấp có thẩm quyền giải đáp kịp thời.

Mình còn nghèo thì phải lắng nghe, rồi học hỏi và phải chịu khó lao động. Ham chơi, suốt ngày uống rượu sẽ kéo theo cái nghèo, rồi dễ kích động, gây mất đoàn kết”-già Huoh bày tỏ. Bản thân già Huoh cũng không nói suông mà luôn gương mẫu đi đầu. Ở tuổi 60, ông vẫn chăm chỉ cùng con cái canh tác 1 ha cà phê, gần 9 ha điều, nuôi 7 con bò.

Ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch: Già làng Rơ Mah Huoh còn là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã. Bằng uy tín của mình, ông đã góp phần giúp người dân nêu cao tinh thần, trách nhiệm về việc quản lý, bảo vệ rừng. Nhiều năm trở lại đây, tình trạng chặt phá cây rừng và xâm chiếm đất rừng làm rẫy đã chấm dứt. Ông cũng góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nếp nghĩ, cách làm của người dân, giúp bà con có thêm động lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng nếp sống mới.

Theo già làng De Chí, so với trước đây, nhận thức của bà con dân làng đã có nhiều thay đổi. Hầu hết các hộ dân đã chú trọng đầu tư, chăm sóc cây trồng; nuôi bò thì làm chuồng phía sau nhà để nhốt, rồi liên kết hộ cùng chăn thả để giảm bớt ngày công lao động.

Trước đây, việc tổ chức tang ma kéo dài vài ngày, người ở gần đến trước, người ở xa đến sau, rồi cứ ăn uống ngày nối ngày. Hiện nay, việc tang ma giảm xuống chỉ còn 2 ngày.

Đời sống của người dân từng bước cải thiện, ông Huoh cũng ít phải tham gia hòa giải, phân xử các vụ xích mích, mâu thuẫn trong cộng đồng. Vụ việc gần nhất mà ông tham gia với vai trò hòa giải viên cũng đã hơn 3 tháng trước. Đó là mâu thuẫn giữa con cái với cha mẹ do việc phân chia đất đai không đồng đều. Chỉ mất 2 giờ đồng hồ, ông đã hòa giải thành công.

“Bố mẹ thì nghĩ, con lớn làm trước, làm nhiều thì phải chia cho nó nhiều hơn; những đứa sau chưa đóng góp nhiều công sức thì nhận phần ít hơn. Mình nghe rồi phân tích, con cái thì đứa nào cũng như nhau, phải phân chia công bằng để anh em không có sự so sánh. Còn đứa nào ở với bố mẹ, nhận chăm sóc bố mẹ khi già yếu thì được chia nhiều hơn”-ông Huoh giải thích về phương pháp hòa giải của mình.

Nhận xét về già làng Huoh, ông Rơ Mah Hlut dành những lời trân quý: “Mình và mọi người thấy già Huoh nói đúng nên nghe và làm theo. Trong gia đình mình, vợ chồng, con cái luôn hòa thuận. Mình trồng 700 cây cà phê, 1,4 ha điều và nuôi 4 con bò để tập trung phát triển kinh tế”.

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.