Gia Lai: Vắng 121 thí sinh trong ngày học quy chế thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 27-6, cùng với cả nước, hơn 14.000 thí sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có mặt tại 41 điểm thi để làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế, lịch thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định (bìa phải)-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi-kiểm tra công tác hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến quy chế thi tại điểm thi Trường THPT Pleiku. Ảnh: Mộc Trà
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định (bìa phải)-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi-kiểm tra công tác hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến quy chế thi tại điểm thi Trường THPT Pleiku. Ảnh: Mộc Trà

Theo báo cáo nhanh từ Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong buổi học quy chế, toàn tỉnh có 14.740/14.861 thí sinh tham gia, vắng 121 thí sinh.

Trong đó, có 7 thí sinh được các trường đề nghị xét đặc cách, gồm: 1 thí sinh bị tai nạn đuối nước (Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Đak Đoa); 1 thí sinh nhập viện trong tình trạng hôn mê (Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Kbang); 2 thí sinh bị sốt xuất huyết đang nhập viện (Trường THPT Lý Thường Kiệt, thị xã Ayun Pa và Trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ); 1 thí sinh cấp cứu (Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku); 2 học sinh bị tai nạn giao thông phải nhập viện (Trường THPT Trường Chinh, huyện Chư Sê).

Theo ghi nhận của P.V, tất cả điểm thi đều đã bố trí sơ đồ phòng thi tại vị trí thuận lợi để thí sinh có thể xem, nắm bắt. Mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát, song công tác phòng-chống dịch vẫn được các điểm thi chú trọng với khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn được bố trí đầy đủ; đồng thời, không khai mạc kỳ thi tập trung mà tổ chức cho thí sinh làm thủ tục dự thi và học quy chế theo từng phòng thi.

Thí sinh nghe phổ biến Quy chế thi và những lưu ý khi tham gia kỳ thi. Ảnh: Mộc Trà
Thí sinh nghe phổ biến Quy chế thi và những lưu ý khi tham gia kỳ thi. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi học quy chế, thí sinh được cán bộ coi thi nhắc nhở, lưu ý về thời gian gọi vào phòng thi, thời gian làm bài; những vật dụng không được phép mang vào phòng thi; phải ngồi đúng theo số báo danh được ghi trên bàn; trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp; không được sử dụng 2 màu mực và mực màu đỏ để làm bài thi…

Cũng trong sáng 27-6, hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, công an, kiểm soát quân sự, trật tự viên, bảo vệ, nhân viên y tế… đã có mặt tại 41 điểm thi ở 17/17 huyện, thị xã, thành phố để nhận nhiệm vụ, sẵn sàng cho kỳ thi.

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra thành công, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi cùng 2 Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đã trực tiếp đi kiểm tra tại một số điểm thi. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT ủy quyền cho 2 trường đại học (Trường Đại học Xây dựng Miền Trung và Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) và Đoàn Thanh tra của Sở GD-ĐT với tổng số 203 người cũng tham gia công tác thanh tra, kiểm tra tại các điểm thi.

Được biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Hội đồng thi Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai có 14.861 thí sinh đăng ký dự thi (14.246 thí sinh đang học lớp 12 và 615 thí sinh tự do); được bố trí tại 41 điểm thi chính thức với 659 phòng thi ở 17 huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, tỉnh còn bố trí phòng thi dự phòng, điểm thi dự phòng và cán bộ, giáo viên tham gia lực lượng dự phòng để đảm bảo kỳ thi diễn ra thành công, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ngày 28-6, các thí sinh sẽ bước vào ngày thi đầu tiên với môn Ngữ văn vào buổi sáng và Toán vào buổi chiều. Ngày 29-6, buổi sáng thí sinh sẽ làm 2 bài thi Tổ hợp Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và kết thúc kỳ thi vào buổi chiều với môn Ngoại ngữ.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.