Gia Lai: Trên 80 gia đình gặp mặt nhân Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non 17-11

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 17-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Nhi Gia Lai phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non (17-11) với sự gặp mặt trên 80 gia đình có trẻ sinh non tại tỉnh Gia Lai.

z6041451646852-1b69be1f85d01a698b97daf8e3425808.jpg
Chiều 17-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Nhi Gia Lai phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non (17-11). Ảnh: Như Nguyện

Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non năm nay với chủ đề: “Đảm bảo mọi trẻ sinh non được chăm sóc sức khoẻ tốt nhất”, đồng thời phát động hành động với 8 thông điệp, trong đó thông điệp đáng chú ý nhất là: “Chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo: Tiếp xúc da kề da sẽ giúp trẻ sinh non phát triển tốt hơn!”.

Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non hướng tới việc nâng cao nhận thức về những khó khăn và hậu quả của sinh non, tăng cường khả năng phát hiện sớm các nguy cơ trong thai kỳ, nâng cao điều trị y tế, trao quyền cho cha mẹ và giảm hậu quả lâu dài cho trẻ em và gia đình. Những nỗ lực chung của các cấp, ngành và cộng đồng sẽ giúp nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động để ngăn ngừa sinh non, cải thiện hệ thống y tế với mục tiêu cứu sống trẻ em.

z6041451667833-9070e3a9d0484233b65bc0865fad0621.jpg
Chương trình giao lưu kỷ niệm Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non (17-11) với sự góp mặt của trên 80 gia đình có trẻ sinh non tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Tại Gia Lai, thời gian qua, công tác chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non có nhiều bước tiến đáng ghi nhận, nhất là khi Bệnh viện Nhi Gia Lai đi vào hoạt động vào năm 2017. Mỗi năm Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Gia Lai) tiếp nhận hàng ngàn trẻ sơ sinh vào điều trị với nhiều mặt bệnh lí, trong đó trẻ sinh non hoặc nhẹ cân chiếm khoảng 30%.

Đến nay, bệnh viện đã nuôi dưỡng thành công nhiều trẻ sinh non nhẹ cân; đặc biệt vào tháng 3-2024, có trường hợp trẻ sinh non lúc 26 tuần, cân nặng 500gram đã được bệnh viện cứu sống một cách kỳ diệu.

z6041451681733-45f1957aed8a9db10309a4486119e5d9.jpg
Ban tổ chức trao các phần quà thiết thực đến gia đình có trẻ sinh non. Ảnh: Như Nguyện

Tại buổi gặp mặt, các gia đình đã cùng nhau ôn lại lịch sử hình thành phát triển mô hình chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện nhi Gia Lai) và một số kết quả đạt được. Ghi nhận cảm nhận của các gia đình và tri ân đối với các y, bác sĩ đã chăm sóc, điều trị cho các bé sinh non. Tại chương trình, các bé sinh non cùng tham gia trò chơi vận động đánh giá sự phát triển tâm vận của trẻ và nhận các phần quà thiết thực từ ban tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.