Gia Lai tổ chức chiến dịch truyền thông nhân Ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai, Ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3 năm nay, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh phát động truyền thông toàn tỉnh với chủ đề: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”.

Theo đó, bệnh viện sẽ chủ động và phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả chiến dịch truyền thông cho Ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3.

Các hình thức truyền thông sẽ triển khai linh hoạt và đa dạng phong phú, đảm bảo phù hợp với nguồn lực sẵn có của từng đơn vị. Trong đó, tập trung truyền thông trên các hệ thống đài phát thanh làng, xã, thôn bản, các kênh phát thanh khác của địa phương; truyền thông trên hệ thống mạng xã hội và các trang thông tin điện tử; truyền thông lưu động về phòng, chống lao.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện

Bên cạnh đó, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh sẽ xây dựng các cụm pano, khẩu hiệu, treo băng rôn tuyên truyền về phòng, chống lao góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là những người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về bệnh lao và các biện pháp phòng, chống lao.

Đồng thời, tăng cường công tác dự phòng, phát hiện, chẩn đoán, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người mắc lao, vận động các nguồn lực và huy động cộng đồng tham gia phát hiện chủ động, tích cực và điều trị khỏi bệnh lao.

Được biết, trung bình mỗi năm, Gia Lai phát hiện khoảng 650 đến 700 bệnh nhân lao các thể, trong đó có trên 400 bệnh nhân lao phổi; tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể khoảng 44-50/100.000 dân. Riêng trong năm 2023, toàn tỉnh phát hiện 705 bệnh nhân lao các thể. Xu hướng bệnh nhân lao tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều, gia tăng bệnh nhân lao kháng thuốc... là các vấn đề khó khăn trong công tác phòng, chống lao tại tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

(GLO)- Hơn 1 tháng trước, anh N.V.T (SN 1997, xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai trong tình trạng chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, đe dọa tử vong. Các bác sĩ đã thực hiện 2 lần phẫu thuật chuyên sâu, giúp bệnh nhân phục hồi kỳ diệu.

null