Gia Lai: Tiến độ tái canh cà phê còn chậm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 8-3, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết tình hình triển khai thực hiện kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn tỉnh năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017.

Ảnh: Lê Nam
Ảnh: Lê Nam

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh tái canh và ghép cải tạo 13.660 ha. Trong đó, năm 2016 trồng tái canh 4.302 ha và ghép cải tạo 10 ha. Để thực hiện kế hoạch tái canh cà phê, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các huyện, thành phố tổ chức 101 buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật với 4.374 người tham gia.

Tuy nhiên, tổng diện tích tái canh trong năm 2016 chỉ đạt 1.467 ha (đạt 34,2% kế hoạch); giải ngân gói tín dụng vay tái canh cho khu vực doanh nghiệp được hơn 15 tỷ đồng và cho hộ nông dân được 55 triệu đồng/hộ. Nguyên nhân diện tích tái canh năm qua đạt thấp là do công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kế hoạch tái canh và quy trình vay vốn còn hạn chế; vận dụng quy trình tái canh theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN của Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa linh hoạt; nông dân không tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng do quy trình thủ tục vay vốn yêu cầu cao.

Năm 2017, toàn tỉnh sẽ tái canh 2.217 ha, ghép cải tạo 10 ha và bổ sung 2.835 ha chưa thực hiện được trong kế hoạch năm 2016.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân thực hiện tái canh cà phê. Các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tích cực tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai. Xác định cụ thể diện tích tái canh để ngân hàng có cơ sở giải ngân vốn vay. Các địa phương tổ chức ươm giống và liên hệ với các cơ sở giống đảm bảo chất lượng cấp cho người dân tái canh. Phía ngân hàng xem xét giải quyết những đề xuất, kiến nghị của địa phương, nâng mức cho vay lên hơn 150 triệu đồng/ha, thủ tục nhanh gọn...

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null