Gia Lai: Tham gia ý kiến đối với tài liệu giáo dục địa phương các lớp 1, 2 và 6

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 27-9, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị lấy ý kiến lần cuối để hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP) các lớp 1, 2 và 6. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Thi

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Ban biên soạn và Hội đồng thẩm định tài liệu GDĐP bậc tiểu học và THCS.

Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt về quá trình biên soạn, thẩm định tài liệu GDĐP các lớp 1, 2 và 6. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và UBND tỉnh, Sở GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch và triển khai biên soạn tài liệu GDĐP theo đúng quy trình. Sau khi được tập huấn, Ban biên soạn đã xây dựng chương trình khung cho từng khối lớp và nội dung các chủ đề; tiến hành khảo sát thực tế, thu thập ngữ liệu để làm cơ sở biên soạn; tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường học trên địa bàn tỉnh; đồng thời nhận ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân liên quan để hoàn thiện tài liệu. Riêng tài liệu GDĐP bậc THCS nói chung, lớp 6 nói riêng của tỉnh được Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (giai đoạn 2) hỗ trợ về kinh phí, nhân lực trong quá trình biên soạn. Các tác giả của địa phương cũng đã phối hợp với tác giả Dự án hoàn thành biên soạn bài mẫu và các chủ đề.

Hội đồng thẩm định đã tổ chức thẩm định 4 lần đối với tài liệu GDĐP lớp 1; 3 lần đối với tài liệu lớp 2 và 6. Được biết, tài liệu GDĐP lớp 1 và 2 được đưa vào giảng dạy với tổng thời lượng 35 tiết/năm học; bao gồm 6 chủ đề/lớp, mỗi chủ đề được dạy trong 5-6 tiết dưới hình thức tích hợp trong bộ môn Hoạt động trải nghiệm của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tài liệu GDĐP lớp 6 có 17 chủ đề, bao gồm những vấn đề cơ bản về 3 nhóm lĩnh vực: văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lý, kinh tế; xã hội và môi trường.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch kết luận hội nghị. Ảnh: Hồng Thi
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch kết luận hội nghị. Ảnh: Hồng Thi


Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, cụ thể vào tài liệu GDĐP của từng khối lớp, tập trung vào một số vấn đề như: thống nhất cách viết hoa, các tên gọi, địa danh, tiếng dân tộc; trích dẫn nguồn các tư liệu, hình ảnh sử dụng trong tài liệu; thay đổi một số hình ảnh, nội dung chưa phù hợp với nội dung chủ đề...

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch ghi nhận sự nỗ lực của Sở GD-ĐT, Ban biên soạn, Hội đồng thẩm định và các nhà khoa học trong việc xây dựng chương trình tài liệu GDĐP các lớp 1, 2 và 6. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đại biểu bám sát vào khung chương trình đã duyệt để tiếp tục đóng góp ý kiến cho các bộ tài liệu. Ban biên soạn và Hội đồng thẩm định cần chú ý thống nhất mô típ và các quy định của Nhà nước trong biên soạn; đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị, khẩn trương chỉnh sửa, hoàn thiện các bộ tài liệu GDĐP để kịp thời trình Bộ GD-ĐT phê duyệt.

 

HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

(GLO)- Sáng 25-11, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phát động dự án “Đến trường an toàn”, năm học 2024-2025 tại các Trường Tiểu học: Phan Chu Trinh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi (huyện Phú Thiện).

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.