Gia Lai tập trung phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và đảm bảo nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 189/UBND-NL về việc tập trung phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán. 

Người chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp tết
Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi. Ảnh: Thanh Nhật

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng-chống cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, bệnh viêm da nổi cục theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi-Thú y theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh động vật ở trong nước và các nước láng giềng, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các biện pháp phòng-chống, không để dịch bệnh lây lan vào địa bàn tỉnh. Tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép vào địa bàn tỉnh. Bố trí đảm bảo nhân lực cần thiết trong việc tổ chức chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kịp thời phục vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vận chuyển xuất bán sản phẩm chăn nuôi ra ngoài địa bàn tỉnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa dễ dàng, tránh gây ách tắc, khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công thương tăng cường quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch thú ý, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối, các điểm thu gom động vật và sản phẩm động vật. Tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ găm hàng, gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán hàng hóa bất hợp lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm cho người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19...

Đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp tết tại các chợ và chống lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán hàng hóa bất hợp lý
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Công thương tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá hàng hóa. Ảnh: Thanh Nhật


Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia súc, gia cầm và sản phẩm thịt vào địa bàn tỉnh; tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới nắm vững sự nguy hiểm của các loại dịch bệnh và những tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc... Công an tỉnh phân công lực lượng tham gia tại các Trạm kiểm dịch động vật, phối hợp với cơ quan thú y cấp tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh đấu tranh ngăn chặn và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái quy định.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính, vệ sinh sát trùng, tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi để phòng-chống dịch bệnh, nhất là các khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao.

Tăng cường giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi mới phát hiện; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo, dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây thiệt hại kinh tế, bức xúc cho người dân và cộng đồng. Tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất hoạt động, góp phần đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho người dân và tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi.
 

THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.