Gia Lai tăng cường phòng ngừa bạo lực học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 30-5, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Bùi Khoa Nghi ký ban ban hành Công văn số 1325/SGDĐT-GDTrHCTTX về việc tăng cường phòng ngừa bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị các Phòng GD-ĐT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở tiếp tục quán triệt, phổ biến và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17-7-2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng-chống bạo lực học đường; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12-4-2019 của Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giải pháp phòng-chống bạo lực học đường trong nhà trường; rà soát, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp theo Kế hoạch số 2072/KH-UBND ngày 20-9-2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh.   

 Học sinh Trường THPT Pleiku tham gia Diễn đàn trực tuyến “Xây dựng tình bạn đẹp-Nói không với bạo lực học đường”. Ảnh: Mộc Trà
Học sinh Trường THPT Pleiku tham gia Diễn đàn trực tuyến “Xây dựng tình bạn đẹp-Nói không với bạo lực học đường” vào tháng 3-2022. Ảnh: Mộc Trà


Cùng với đó, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho các thành viên trong nhà trường triển khai đầy đủ, nghiêm túc các nội dung thuộc Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục theo phân cấp; chủ động phòng ngừa và xử lý triệt để các nguy cơ bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong cơ sở giáo dục; không để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em, vi phạm đạo đức nhà giáo trong nhà trường.

Ngoài ra, các đơn vị cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong quản lý học sinh, phòng-chống bạo lực. Đối với học sinh, chú trọng giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng nhận biết, kỹ năng phòng-chống bạo lực. Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, ngoại khóa về phòng-chống bạo lực.

Đối với các vấn đề bạo lực học đường thu hút sự quan tâm, theo dõi của dư luận xã hội, người đứng đầu, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn của cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ngay khi sự việc xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự việc, để kịp thời định hướng dư luận và ổn định tỉnh hình, việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phải đúng thẩm quyền và các quy định hiện hành. Khi xảy ra bạo lực học đường, các đơn vị báo cáo kịp thời về Sở GD-ĐT để theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật.

 

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.