Gia Lai quy định mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- HĐND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết quy định mức chi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Nghị quyết quy định mức chi tiền thưởng tại các hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cấp tỉnh tổ chức. Đối với cuộc thi, hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng: giải A, B, C, khuyến khích toàn đoàn có mức chi lần lượt là 6 triệu đồng, 5 triệu đồng, 4 triệu đồng và 3 triệu đồng; quy định cụ thể đối với từng thể loại đơn ca, song ca, tam ca, múa, nhạc cụ, tốp ca, giới thiệu sách, bình sách, kể chuyển, kịch với mức thưởng từ 400 ngàn đồng đến 2 triệu đồng.

Triển lãm ảnh Căn cứ cách mạng Khu 10 và Anh hùng Trần Văn Bình thu hút nhiều người dân đến thưởng lãm. Ảnh: Hoàng Ngọc
Hội đồng nhân dân tỉnh cũng quy định mức chi cho triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Hoàng Ngọc



Đối với triển lãm, giải A, B, C, khuyến khích của tác phẩm mỹ thuật lần lượt là 3 triệu đồng, 2,5 triệu đồng, 2 triệu đồng và 1,5 triệu đồng; tác phẩm nhiếp ảnh lần lượt là 1,5 triệu đồng, 1,2 triệu đồng, 900 ngàn đồng và 600 ngàn đồng.

Mức chi tiền thưởng tại các hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cấp huyện tổ chức bằng 70%, cấp xã bằng 50% mức chi tiền thưởng tại các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tương ứng. Số lượng giải thương tại các hoạt động văn hóa, nghệ thuật không quá 35% số lượng tác phẩm, tiết mục tham dự. Trong đó, số lượng giải A không vượt quá 35% tổng số lượng các giải B, C và khuyến khích.

Nghị quyết cũng quy định mức bồi dưỡng cho các thành phần nhân sự tham gia tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cụ thể, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và thành viên Ban tổ chức lần lượt hưởng mức 220 ngàn đồng, 170 ngàn đồng, 150 ngàn đồng/người/buổi. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng nghệ thuật hưởng mức 600 ngàn đồng, 500 ngàn đồng, 400 ngàn đồng/người/buổi. Thư ký, dẫn chương trình 300 ngàn đồng/buổi; Trưởng Tiểu ban, Phó Trưởng tiểu ban, thành viên lần lượt hưởng 150 ngàn đồng, 120 ngàn đồng, 100 ngàn đồng/người/buổi; bộ phận kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, màn hình Led hưởng 150 ngàn đồng/người/buổi; hậu đài phục vụ sân khấu 100 ngàn đồng. Trường hợp 1 người được phân công tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì chỉ được hưởng 1 mức bồi dưỡng cao nhất.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.