Gia Lai: Phát động điểm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 21-4, tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phát động điểm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đại diện lãnh đạo huyện Chư Sê, thầy-cô giáo, học sinh cùng các đơn vị đồng hành, tài trợ.

0011.jpg
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nhận định: Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là một sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách.

Để phát triển văn hóa đọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch mong muốn các đơn vị, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức về vấn đề này; huy động sự tham gia của cộng đồng và mọi nguồn lực xã hội trong việc đầu tư phát triển văn hóa đọc và các hoạt động để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trở thành ngày hội của cộng đồng.

“Mong rằng các em học sinh sẽ tích cực xây dựng cho mình một thói quen đọc sách để không ngừng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhận thức và nhân cách, tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chuẩn bị cho mỗi người hành trang tốt nhất trên con đường bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”-bà Hương kỳ vọng.

ebfe3b2dacb91fe746a8.jpg
Bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trao quà cho các em học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi lễ, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng Thư viện tỉnh đã trao tặng Thư viện Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều phần quà khuyến đọc. Đồng hành cùng chương trình, Công ty cổ phần Trường Xuân đã trao 20 suất quà (300 ngàn đồng/suất) dành tặng các em học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, góp phần động viên, khích lệ tinh thần ham học, yêu sách trong nhà trường.

Tiếp đó, lễ phát động điểm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn: Giới thiệu tác phẩm “Không gia đình” của nhà văn Hector Malot; đố vui kiến thức về sách, báo; đọc sách tự chọn tại xe Thư viện lưu động…, thu hút đông đảo học sinh tham gia sôi nổi.

Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm tiếp tục lan tỏa tình yêu với sách, xây dựng thói quen đọc sách trong mỗi gia đình, trường học, góp phần đưa văn hóa đọc trở thành nét đẹp thường xuyên trong đời sống cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.