Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Ngày 9-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đã ký ban hành Kế hoạch số 872/KH-UBND về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025.

Kế hoạch đề ra nội dung trong công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

2023-09-15-14-29-img-4105.jpg
Chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5. Ảnh: M.T

Cụ thể, tiếp tục thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng ở các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, các chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tuyên truyền về vai trò, vị trí của sách đối với đời sống xã hội, tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong phong trào đọc sách, quảng bá sách, lưu giữ sách đến với cộng đồng; khuyến khích thành lập các câu lạc bộ về sách; nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách cơ quan, trường học, tủ sách cộng đồng; đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong cơ quan, đơn vị và cộng đồng.

toan-canh-khong-gian-thu-vien-gia-dinh-cua-ba-minh-voi-hon-6000-dau-sach-anh-moc-tra.jpg
Một mô hình "Thư viện gia đình" tại TP. Pleiku. Ảnh: M.T

Lễ phát động điểm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4 dự kiến diễn ra ngày 16-4 tại 1 trường học trên địa bàn huyện Chư Sê; kết hợp trưng bày, giới thiệu các loại sách phù hợp với đối tượng học sinh và tặng quà cho các học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Ngoài ra, chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh còn có: quyên góp sách tặng cho các trường học khó khăn, vùng sâu, vùng xa (Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện và hoàn thành trước ngày 5-9); tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sách với các nội dung, chủ đề, lĩnh vực phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân tại địa phương (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chỉ đạo Thư viện tỉnh và thư viện các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trong tháng 4-2025).

Cùng với đó là hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4 tại các cơ sở phát hành xuất bản phẩm trong tháng 4 này như: tổ chức tuần lễ sách, hội sách, tháng phát hành sách trọng tâm tri ân khách hàng…; treo băng rôn chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 tại nơi làm việc, hệ thống cửa hàng, nhà sách; tổ chức các kênh phát hành trực tuyến kết hợp với các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách; trưng bày và bán sách với giá ưu đãi nhằm phục vụ bạn đọc trong thời gian diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4...

Có thể bạn quan tâm

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.