Gia Lai phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 680 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Gia Lai ước thực hiện được 420 triệu USD (đạt 61,67% kế hoạch, tương đương cùng kỳ năm 2022). Trong đó, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng 165 ngàn tấn, tương ứng kim ngạch 338 triệu USD (tăng 1,85% về lượng, tăng 2,42% về giá trị); các mặt hàng khác như trái cây chế biến, mủ cao su, vật tư… cũng có mức tăng trưởng tương đương cùng kỳ.
Cà phê đang là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Ảnh: V.T
Cà phê đang là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Ảnh: V.T

Theo đánh giá của Sở Công thương Gia Lai, do nhu cầu tiêu dùng thị trường thế giới tăng, nhất là dịp lễ mùa đông và Tết Dương lịch tại một số nước khu vực EU, Mỹ… nên đã thúc đẩy sản lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường này. Từ tháng 2-2023, Trung Quốc dỡ bỏ chính sách zero Covid đã kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, nhiều nông sản như chuối, chanh leo, sầu riêng, tổ yến, khoai lang được xuất khẩu chính ngạch.

Đặc biệt, quý I cũng là thời điểm nhiều loại nông sản của tỉnh vào mùa thu hoạch, nên khối lượng hàng hóa lớn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng sản lượng hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặt hàng cà phê lại có giá tăng mạnh khi dao động từ 2.300-2.400 USD/tấn (tăng hơn 10% so cùng kỳ 2022) đã gia tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng chủ lực này.

Trong 6 tháng cuối năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt khoảng 260 triệu USD; phấn đấu mục tiêu xuất khẩu đạt 680 triệu USD trong năm 2023 (tăng 3,03% so năm 2022).

Có thể bạn quan tâm

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.