Gia Lai: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 19 giờ 30 phút tối 23-2 (nhằm ngày 14 tháng Giêng), tại khu vực đặt bức thạch thư trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai sẽ tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu Xuân Giáp Thìn với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”. 

Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22-năm 2024.

Một tiết mục tại chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21-năm 2023 do Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức. Ảnh: Lam Nguyên

Một tiết mục tại chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21-năm 2023 do Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức. Ảnh: Lam Nguyên

Chương trình sẽ dành không gian thể hiện, trình diễn 28 tác phẩm thơ nhạc đặc sắc, trong đó mở đầu là tác phẩm bất hủ “Nguyên tiêu” (Hồ Chí Minh). Tiếp nối là các tác phẩm đầy sắc xuân: Xuân về (Minh Hạnh), Xuân Pleiku (Trần Hà), Phúc âm mùa xuân (Trần Hồng Vân), Phác họa tháng giêng (Nguyễn Thị Diễm), Pleiku mùa xuân về (Nguyễn Đình Phê), Tản mạn ngày xuân (Phạm Đức Long), Xuân vừa dâng lưng trời (Đào An Duyên), Tiếng thì thầm của mùa xuân (Mai Hương)…

Cùng với cảm hứng về mùa, các tác giả cũng bày tỏ xúc cảm về quê hương và tình yêu qua những tác phẩm: Câu thơ tặng mẹ (Nguyễn Tiến Lập), Khoảng trống cao nguyên (Kim Sơn), Nhớ quê (Xuân Trường), Tự khúc (Lữ Hồng), Về với Đất Bằng (Thuận Ánh), Hoa điệp trước ngõ (Giang Nhi), Vùng mây trắng (Lê Vi Thủy)…

Trước đó, các hoạt động phối hợp, bổ trợ cho đêm thơ gồm thư pháp và trà đạo sẽ diễn ra vào 15 giờ cùng ngày, cũng tại khu vực trên.

Có thể bạn quan tâm

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

(GLO)- Nhờ biết khai thác lợi thế thổ nhưỡng địa phương cùng sự sáng tạo không ngừng, anh Phạm Quang Mạnh (làng Đak Chă, xã Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã biến những quả bầu khô thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

null