Gia Lai: Phong phú các hoạt động hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 5-2 (nhằm đêm Rằm tháng Giêng năm Quý Mão), tại Quảng trường Đại Đoàn Kết-TP. Pleiku, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức đêm thơ nhạc với chủ đề Nhịp điệu mới" nhằm hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21. Tham gia hoạt động có sự góp mặt của đông đảo hội viên và công chúng.

Đông đảo hội viên và công chúng đến với đêm thơ nhạc. Ảnh: Lam Nguyên

Đông đảo hội viên và công chúng đến với đêm thơ nhạc. Ảnh: Lam Nguyên

Chương trình gồm 21 tiết mục thơ, nhạc, múa về chủ đề mùa xuân, quê hương, nguồn cội như: Với mùa xuân (Nguyễn Đình Phê); Gõ cửa mùa xuân (Lê Vi Thủy); Mùa xuân gọi (Giang Nhi); Phía mùa xuân (Trần Hồng Vân); Riêng một trời xuân (Trần Hà); Pleiku rất lạ (Phan Lan Hương), Một mùa xuân nữa lại rời đi nhân lúc ta nằm ngủ (Lữ Hồng); Dưới thềm cũ rêu phong (Đào An Duyên); Lời hẹn ước với rừng (Kim Sơn); Lạc phía quê nhà (Minh Hạnh)…

Một tác phẩm nhạc phổ thơ được trình bày tại chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Một tác phẩm nhạc phổ thơ được trình bày tại chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Bên cạnh đó là một số tác phẩm nhạc phổ thơ đặc sắc như: Khoảng trời lá thông (thơ Phạm Đức Long, nhạc Lê Xuân Hoan); Mùa về (thơ Phan Thị Chín-nhạc Lê Xuân Hoan); Lời của phố (thơ Ngô Thanh Vân-nhạc Quốc Học)…

Trước đó, sáng cùng ngày, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai đã khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2023 với nhiều hoạt động ngoài trời hấp dẫn. Theo đó, tại khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết, Hội đã trưng bày 25 poster chân dung kèm thơ của 25 tác giả, đồng thời giới thiệu đến công chúng hơn 100 tập sách, thơ đã xuất bản thời gian qua của hội viên.

Các poster được trưng bày tại khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết làm cho không gian Ngày thơ Việt Nam 2023 thêm sinh động. Ảnh: Lam Nguyên

Các poster được trưng bày tại khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết làm cho không gian Ngày thơ Việt Nam 2023 thêm sinh động. Ảnh: Lam Nguyên

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương tìm hiểu tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương tìm hiểu tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Khách tham quan còn được tìm hiểu nghệ thuật thư pháp và thưởng thức các loại trà nổi tiếng. Các hoạt động trên nhằm đưa thơ đến gần hơn với công chúng, từ đó tạo sự kết nối, cộng hưởng và lan tỏa, giúp mỗi người thêm phần thăng hoa khi đến với Ngày thơ Việt Nam.

Thành viên Câu lạc bộ thư pháp Chữ Việt Pleiku (trực thuộc Thành đoàn Pleiku) đồng hành cùng chương trình nhằm góp thêm nét tao nhã. Ảnh: Lam Nguyên

Thành viên Câu lạc bộ thư pháp Chữ Việt Pleiku (trực thuộc Thành đoàn Pleiku) đồng hành cùng chương trình nhằm góp thêm nét tao nhã. Ảnh: Lam Nguyên

Đến với Ngày thơ Việt Nam 2023, những người yêu văn học nghệ thuật được chủ trà quán Tâm Việt Trà (TP. Pleiku) mời thưởng thức các loại trà Việt, trà Trung Hoa nức tiếng. Ảnh: Lam Nguyên

Đến với Ngày thơ Việt Nam 2023, những người yêu văn học nghệ thuật được chủ trà quán Tâm Việt Trà (TP. Pleiku) mời thưởng thức các loại trà Việt, trà Trung Hoa nức tiếng. Ảnh: Lam Nguyên

Sau khoảng thời gian khá trầm lắng, gián đoạn do dịch Covid-19, Ngày thơ Việt Nam 2023 do Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức với hình thức mới mẻ, sáng tạo đã được đông đảo hội viên và công chúng hưởng ứng tích cực. Cùng chủ đề “Nhịp điệu mới”, Ngày thơ Việt Nam lần này đã gửi gắm những ước vọng về vào một tương lai tươi sáng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.