Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 755/KH-UBND về việc thực hiện chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu cụ thể mà tỉnh đặt ra là phấn đấu 100% TTHTCĐ được bổ sung nhân lực để tổ chức hoạt động. Trong đó, ít nhất 60% giáo viên của các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục chính quy được cử sang hỗ trợ hoạt động tại trung tâm; 100% trung tâm phát triển được mạng lưới báo cáo viên, cộng tác viên trong số các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, Bộ đội Biên phòng, Công an đóng chân trên địa bàn hỗ trợ trung tâm tổ chức và hoạt động; ít nhất 70% trung tâm có nhà giáo nghỉ hưu, già làng, trưởng thôn, sinh viên tình nguyện tự nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động tại trung tâm.

cac-lop-xoa-mu-chu-thu-hut-dong-dao-nguoi-dan-den-hoc-tap-anh-moc-tra.jpg
Các lớp xóa mù chữ thu hút đông đảo người dân đến học tập. Ảnh: M.T

Ngoài ra, 100% trung tâm có địa điểm làm việc, có máy tính kết nối internet; 90% trung tâm có tủ sách, có kết nối internet hoặc wifi miễn phí để hỗ trợ người dân học tập.

Đồng thời, 100% viên chức quản lý, giáo viên, báo cáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động tại trung tâm; 70% giáo viên, báo cáo viên được tập huấn nâng cao năng lực phát triển học liệu số; 70% tình nguyện viên tham gia hỗ trợ hoạt động của trung tâm được tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn phát triển giáo dục cộng đồng.

100% trung tâm sử dụng tài liệu được biên soạn theo chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; hàng năm huy động ít nhất 10,5% số người trong độ tuổi từ 15-60 chưa biết chữ học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 và 2% số người trong độ tuổi từ 15-60 học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2 khi đã hoàn thành xóa mù chữ giai đoạn 1; hàng năm huy động tối thiểu 5% tỷ lệ gia tăng số lượt người trong độ tuổi từ 15-60 học chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học tại trung tâm.

Cùng với đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 90% trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, tổ chức hoạt động giáo dục, đạt mức độ cơ bản trở lên; 100% trung tâm được bổ sung, cập nhật, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục; ít nhất 80% trung tâm hoặc cơ sở giáo dục được giao thực hiện chương trình xóa mù chữ sử dụng tài liệu xóa mù chữ điện tử và các bài giảng điện tử để học viên lớp xóa mù chữ có thể học mọi nơi, mọi lúc.

Kế hoạch cũng vạch ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện gồm: truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo TTHTCĐ; thực hiện cơ chế, chính sách đối với TTHTCĐ; nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện các chương trình giáo dục tại TTHTCĐ; huy động nguồn lực cho TTHTCĐ; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động tại TTHTCĐ và xây dựng TTHTCĐ điển hình.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch trên nhằm tạo chuyển biến trong việc tổ chức các chương trình và hoạt động giáo dục của TTHTCĐ tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo đến năm 2030, người chưa biết chữ được theo học các lớp xóa mù chữ có chất lượng; người lớn tuổi, người lao động có cơ hội theo học chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức kỹ năng chuyển giao công nghệ một cách thiết thực, hiệu quả; góp phần nâng cao dân trí, tìm việc làm và tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội học tập.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null