Gia Lai khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai vừa có Công văn số 1239/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các hội, Hiệp hội Doanh nghiệp phối hợp triển khai công tác khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai tổ chức tập huấn, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số. Ảnh: Hà Duy

Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai tổ chức tập huấn, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số. Ảnh: Hà Duy

Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các sở, ban, ngành tổ chức thông tin các chính sách hỗ trợ đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thông qua hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị và các hình thức khác theo quy định, nội dung gồm: các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp xã hội; các hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ (gồm hỗ trợ: công nghệ; tư vấn; phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; khởi nghiệp sáng tạo); các chuyên đề đào tạo (khởi sự kinh doanh; quản trị doanh nghiệp cơ bản; quản trị doanh nghiệp chuyên sâu...).

Các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp và UBND các huyện, thị xã, thành phố, ngoài đăng tải những thông tin liên quan lên trang thông tin điện tử của đơn vị thì còn được đề nghị làm cầu nối, truyền tải thông tin về khảo sát, sau đó tổng hợp đăng ký nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp theo Phiếu đăng ký và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).