Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 20-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Binh đoàn 15 và Thành đoàn Pleiku tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề: “Sách hay: Mắt đọc-Tai nghe” với sự tham gia của hơn 300 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku.

Đông đảo học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku đến với chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Đông đảo học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku đến với chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Tại ngày hội, Thư viện tỉnh đã giới thiệu đến độc giả tác phẩm “Nhớ về mùa xuân đại thắng 1975” do Nhà Xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành với những bài viết về kỷ niệm chiến trường, tình quân dân, tình đồng đội gắn với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Một tác phẩm khác là “Lịch sử Binh đoàn 15 (1985-2015)” cũng được quảng bá, qua đó khẳng định vai trò của Binh đoàn 15 trong nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng-an ninh, ổn định dân cư, xã hội, góp phần xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Tác giả Phạm Hồng Thưởng giao lưu với các em học sinh tại chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Tác giả Phạm Hồng Thưởng giao lưu với các em học sinh tại chương trình. Ảnh: Lam Nguyên

Các độc giả tham gia ngày hội còn có dịp giao lưu với tác giả cuốn sách “Hiên ngang vào đời”, đó là anh Phạm Hồng Thưởng-Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Lalisa, người được Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vinh danh là 1 trong 81 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc năm 2023. Tiếp đó, các em học sinh đọc sách tự chọn; làm thẻ bạn đọc; tham quan mô hình xếp sách nghệ thuật…

Cũng trong chương trình, Thư viện tỉnh Gia Lai đã trao tặng đến thư viện các trường THPT: chuyên Hùng Vương, Pleiku, Phan Bội Châu, Lê Lợi và Nguyễn Chí Thanh một số đầu sách nhiều thể loại; đồng thời trao thưởng cho 5 tập thể, 18 cá nhân có những bài viết bình sách hay, cảm xúc. Binh đoàn 15 cũng gửi tặng Thư viện tỉnh một số ấn phẩm viết về Binh đoàn và lực lượng vũ trang.

Ngày hội đọc sách năm 2024 được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho cán bộ, chiến sĩ, học sinh giao lưu, học hỏi, tiếp cận với nhiều loại sách để mở rộng kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn và kỹ năng sống. Chương trình cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong toàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bước chạy trong mây

Bước chạy trong mây

Một cuốc chạy bộ ngẫu hứng, từ bờ biển Mân Thái lên đỉnh Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) cho tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi tự nhủ mình đang có những bước chạy trong mây...

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

Nghề rèn của người Bahnar Đông Trường Sơn

Nghề rèn của người Bahnar Đông Trường Sơn

(GLO)-Với chiếc lò rèn đắp bằng đất sét cùng một số dụng cụ đơn giản, già làng Đinh Hmêh (SN 1948, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã tạo ra những vật dụng hữu ích, giúp bà con Bahnar vùng Đông Trường Sơn có thêm những công cụ lao động sắc bén, có khả năng “ăn cây”, “ăn đất”.