Gia Lai: Giáo dục lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 2-8, UBND tỉnh có Quyết định số 492/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 5-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030”.
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Tỉnh đoàn chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cơ quan báo chí tổ chức các hội nghị, hội thảo tìm hiểu, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực không gian mạng; Tổ chức các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực không gian mạng (Luật An ninh mạng, Bộ Quy tắc ứng xử); Tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước liên quan đến không gian mạng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Internet)
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tỉnh đoàn tuyên truyền, phổ biến bộ tài liệu về Luật An ninh mạng, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành; Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phổ biến cẩm nang hướng dẫn học sinh, sinh viên các kỹ năng tương tác tích cực trên không gian mạng do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành; Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Tỉnh đoàn phối hợp với các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao giám sát, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; Triển khai hiệu quả cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”; Xây dựng, nâng cấp, vận hành, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu qủa các kênh thông tin; Xây dựng các sản phẩm truyền thông hiện đại phục vụ công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng; Tổ chức hiệu quả các hoạt động sử dụng không gian mạng để thu hút, tập hợp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.