Gia Lai có 9 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành các quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) cho 628 nghệ nhân trong cả nước đợt thứ 3 năm 2022. Đây là những cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Gia Lai có 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu NNƯT đợt 3 thuộc lĩnh vực tri thức dân gian và nghệ thuật trình diễn dân gian. Danh sách các cá nhân được phong tặng đợt này có 9 nghệ nhân người Bahnar và 1 nghệ nhân người Jrai, gồm: Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Lăm, Đinh Bi (cùng ở làng Kgiang), Đinh Dũng, Đinh Văn Hmưnh-làng Mơhra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang); Đinh Thị Drinh (Hrin)-tổ dân phố Plei Nghe; Đinh Uế, Đinh Bri-tổ dân phố Plei Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro); Đinh Dốch (làng U Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê).

Nghệ nhân Đinh Thị Lăm. Ảnh Minh Châu
Nghệ nhân Đinh Thị Lăm. Ảnh: Hoàng Ngọc 

Xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) là địa phương có nghệ nhân được xét tặng nhiều nhất đợt này với 5/10 cá nhân; trong đó nghệ nhân Đinh Bi và Đinh Thị Hiền là 2 vợ chồng, có trên 40 năm thực hành tri thức dân gian đan lát và dệt vải.

Vợ chồng nghệ nhân Đinh Bi và Đinh Thị Hiền đều có tên trong dánh sách phong tặng nghệ nhân ưu tú đợt 3 năm 2022. Ảnh Minh Châu
Vợ chồng nghệ nhân Đinh Bi và Đinh Thị Hiền đều có tên trong dánh sách phong tặng nghệ nhân ưu tú đợt 3 năm 2022. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nghệ nhân Đinh Thị Drinh (Hrin) (bìa trái)-huyện Kong Chro. Ảnh Hoàng Ngọc
Nghệ nhân Đinh Thị Drinh (Hrin) (bìa trái) truyền dạy nghề dệt cho phụ nữ tại địa phương. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sau 3 đợt xét tặng qua các năm 2015, 2019 và 2022, Gia Lai có tổng cộng 32 “Báu vật nhân văn” được xét tặng danh hiệu Nhà nước cao quý để tôn vinh những đóng góp của các nghệ nhân cho văn hóa dân tộc.

HOÀNG NGỌC

 

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.