Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng được 81.289,2 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2023-2024, vượt 2,3% kế hoạch và tăng 405% so với kỳ, hiện nông dân các địa phương đang tập trung xuống giống cây trồng vụ mùa 2024. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được 5.458,16 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong đó, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả khoảng 1.923 ha và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích khác khoảng 3.534,8 ha.

Quang cảnh Sở Nông nghiệp và PTNT sơ kết 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Ảnh: Nguyễn Diệp

Quang cảnh Sở Nông nghiệp và PTNT sơ kết 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 255.668 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng VietGAP, Organic, 4C…nhiều cây trồng chủ lực đã được cấp 227 mã số vùng trồng với diện tích khoảng 9.668 ha và 38 mã số cơ sở đóng gói với công suất từ 1.500-1.700 tấn quả tươi/ngày, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ và New Zealand. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ tưới nước tiên tiến, tiết kiệm. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hàng nông sản, áp dụng cơ giới nông nghiệp, phòng- chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm…

Mặc dù vậy, trong 6 tháng đầu năm, Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn như xảy ra 3 vụ cháy rừng trồng chưa thành rừng, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng, sản xuất manh mún, nhỏ, lẻ; doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, thiên tai gây thiệt hại hơn 124 tỷ đồng…

Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng sầu riêng là hướng đi mới của nhiều nông dân hiện nay. Ảnh: Nguyễn Diệp

Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng sầu riêng là hướng đi mới của nhiều nông dân hiện nay. Ảnh: Nguyễn Diệp

Để đạt và vượt các chỉ tiêu được giao, trong những tháng còn lại của năm 2024, Ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các lĩnh vực của ngành. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhất là chế biến, tiêu thụ nông sản. Triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng- chống dịch bệnh động vật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tập trung công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng đạt kế hoạch…

Có thể bạn quan tâm

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.