Gia Lai chung tay hỗ trợ phương tiện học trực tuyến cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chủ động hỗ trợ phương tiện, thiết bị cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học tập.
Ngày 22-10, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (huyện Đức Cơ) đã tổ chức chương trình trao tặng điện thoại cho 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Theo thầy Trương Quang Mẫn-Hiệu trưởng nhà trường, với phương châm “không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau vì hoàn cảnh khó khăn”, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm bắt, thống kê danh sách học sinh không có thiết bị học trực tuyến để có giải pháp hỗ trợ. “Qua rà soát, toàn trường có 27 em không có phương tiện học tập trực tuyến. Vì vậy, chúng tôi đã kêu gọi, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chung tay giúp đỡ các em. Theo đó, từ sự ủng hộ của các thầy cô giáo và quỹ Đoàn Thanh niên, trường đã trao tặng 5 chiếc điện thoại kèm sim hòa mạng 4G (trị giá 4,5 triệu đồng) cho 5 học sinh; đồng thời, cài đặt ứng dụng, hướng dẫn các em cách truy cập vào đường link, kho học liệu để học tập”-thầy Mẫn cho hay.
Nâng niu chiếc điện thoại được nhà trường tặng trên tay, em Rơmah H’Win (lớp 10A5) không giấu được niềm vui. H’Win phấn khởi nói: “Nhà em ở thôn Mook Đen 1, xã Ia Dom nhưng em thường xuyên theo gia đình vào ở nhà rẫy cách trung tâm hơn 10 km. Bố mẹ không có điện thoại thông minh, cũng không đủ tiền để mua điện thoại mới cho em học trực tuyến. Vì vậy, em chỉ biết mượn tài liệu của bạn bè về tự học. Em rất vui và biết ơn vì được thầy-cô quan tâm tặng điện thoại giúp em có phương tiện học tập”.
Em Rơmah H’Win (áo đỏ) cùng 4 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (huyện Đức Cơ) phấn khởi nhận điện thoại do nhà trường trao tặng. Ảnh: Mộc Trà
Em Rơmah H’Win (áo đỏ) cùng 4 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (huyện Đức Cơ) phấn khởi nhận điện thoại do nhà trường trao tặng. Ảnh: Mộc Trà
Tại TP. Pleiku, hiện nay, học sinh các bậc học vẫn chưa thể đến trường. Do đó, làm thế nào để tăng tỷ lệ học sinh tham gia, góp phần nâng cao chất lượng học tập trực tuyến là mục tiêu chung mà các cơ sở giáo dục hướng đến. Bên cạnh đổi mới phương pháp dạy và học, nhiều trường còn chú trọng tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các em, nhất là những học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Điển hình như Trường THPT Pleiku, với nguồn Quỹ kết nối yêu thương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho học sinh trong mùa dịch. Mới đây, 6 học sinh (trong đó có 5 học sinh của trường và 1 em là con của nhân viên làm việc tại trường) đã được hỗ trợ điện thoại di động để học tập trực tuyến. Em Nguyễn Chu Tấn Phong (lớp 10C1) xúc động tâm sự: “Mẹ em qua đời khi em vừa tròn 1 tuổi. Em sống với bà ngoại cho đến năm lớp 6 thì được cậu mợ cưu mang, nuôi ăn học. Những ngày học trực tuyến, em phải mượn điện thoại của cậu mợ để học. Từ ngày 12-10 đến nay, nhờ có chiếc điện thoại nhà trường tặng nên em đã chủ động hơn trong việc học. Không chỉ thế, em còn kết nối được với bạn bè; cập nhật kịp thời tình hình trường, lớp, môn học qua nhóm Zalo của lớp và có thể chủ động tìm kiếm tài liệu, học thêm kiến thức trên mạng bất cứ lúc nào. Em sẽ giữ gìn chiếc điện thoại cẩn thận và sử dụng đúng mục đích để không phụ lòng yêu thương của thầy cô, người thân”. 
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, toàn tỉnh có 133.399 học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến (chiếm tỷ lệ 41,18%); trong đó, học sinh là người dân tộc thiểu số là 100.648 em. Cụ thể: học sinh chưa có thiết bị thuộc diện hộ nghèo có 15.349 em; hộ cận nghèo 15.425 em; có cha hoặc mẹ tử vong do Covd-19 là 7 em; gia đình chính sách 74 em và 102.544 em thuộc các đối tượng khác.
Đến nay, Ban vận động Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” Sở GD-ĐT đã nhận được văn bản đăng ký hỗ trợ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai-Kon Tum với tổng số thiết bị đăng ký hỗ trợ gồm: 34 bộ máy tính bàn và 20 máy tính bảng.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku Nguyễn Thị Đông Hải thông tin: Quỹ kết nối yêu thương được xây dựng chủ yếu trên sự đóng góp tự nguyện của cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường và một số phụ huynh. Vừa qua, hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, nhà trường đã mua 6 chiếc điện thoại di động (trị giá 2,7 triệu đồng/chiếc) kèm sim hòa mạng để hỗ trợ cho học sinh nghèo, mồ côi, học sinh dân tộc thiểu số khó khăn có phương tiện học tập trực tuyến. Tổng giá trị quà tặng là hơn 16 triệu đồng, được trích từ Quỹ kết nối yêu thương và một phần do Công đoàn nhà trường đóng góp. Sau khi tiếp tục huy động, số quỹ hiện có gần 18 triệu đồng, nhà trường dự kiến sẽ tiếp tục trao tặng điện thoại đợt 2 cho khoảng 6-7 em nữa.
Thầy Trần Văn Nam-giáo viên Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku) hướng dẫn học sinh cách sử dụng điện thoại để học tập. Ảnh: Mộc Trà
Thầy Trần Văn Nam-giáo viên Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa, TP. Pleiku) hướng dẫn học sinh cách sử dụng điện thoại để học tập. Ảnh: Mộc Trà
Ngoài tặng điện thoại, các trường học trên địa bàn TP. Pleiku cũng linh hoạt hỗ trợ học sinh trong quá trình học trực tuyến bằng nhiều hình thức. Đơn cử như Trường THPT Hoàng Hoa Thám đã trích hơn 4,3 triệu đồng để mua sim hòa mạng 4G trao tặng 16 học sinh đang khó khăn về đường truyền internet trong quá trình học trực tuyến. Một số trường đã kêu gọi cán bộ, giáo viên trong trường hỗ trợ máy tính, điện thoại cũ cho học sinh; đồng thời, kết nối với chính quyền địa phương và các Mạnh Thường Quân để giúp các em có được điều kiện học tập tốt nhất. “Thực hiện lời kêu gọi của nhà trường, tôi vừa trao tặng chiếc điện thoại nhãn hiệu Samsung của mình cho 1 học sinh lớp 6 có hoàn cảnh khó khăn. Mong rằng, món quà nhỏ này sẽ tiếp thêm động lực giúp em học tập tốt hơn”-thầy Trần Văn Nam-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Trà Đa) chia sẻ.
Trao đổi cùng P.V, ông Nguyễn Tiến Dũng-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trà Đa (TP. Pleiku) cho biết: “Trên địa bàn xã có 32 học sinh của Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám đang thiếu trang-thiết bị học trực tuyến. Vừa qua, xã đã phối hợp cùng nhà trường ngỏ lời với một số nhà hảo tâm để tìm hướng hỗ trợ cho các em. Theo đó, tịnh xá Ngọc Nguyên (xã Trà Đa) đã nhận tài trợ 22 chiếc iPad. Hội đồng nhân dân xã sẽ sử dụng nguồn ngân sách dành riêng cho chương trình đối thoại với trẻ em hàng năm khoảng 10 triệu đồng để mua điện thoại hỗ trợ cho 10 em còn lại. Hiện chúng tôi đang đặt và đợi thiết bị về để tổ chức trao tặng cho các em học sinh”.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.