Gia Lai chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng đến lao động nông thôn, góp phần ổn định đời sống người dân, phát triển kinh tế-xã hội.
Nhiều giải pháp hỗ trợ việc làm
Ông Nguyễn Hữu Tùng-Phó Trưởng phòng Lao động-Việc làm (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được các địa phương quan tâm triển khai bằng những giải pháp cụ thể, như: hỗ trợ tạo việc làm và tự tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tư vấn hỗ trợ việc làm cho người lao động là phụ nữ, người khuyết tật khó khăn về kinh tế...
Ngoài ra, các đơn vị, địa phương còn giới thiệu các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về các huyện, thị xã, thành phố để tư vấn, tuyển chọn lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã tạo ra hàng chục ngàn việc làm mới, nâng tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lên đến hơn 80.000 người...
“Hàng năm, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị đối thoại chuyên đề về công tác xuất khẩu lao động và việc làm với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Qua đó, đại diện doanh nghiệp, người lao động, cơ quan quản lý nhà nước gặp gỡ, trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa; vừa đảm bảo thực hiện tốt các chính sách cho người lao động vừa thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn”-ông Tùng cho hay.
Từ năm 2016 đến nay, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã duy trì ký kết với Tỉnh Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền kết nối cung-cầu lao động giữa thanh niên với người sử dụng lao động. Mặt khác, Sở chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh duy trì các phiên giao dịch việc làm cố định, lưu động tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Thông qua các phiên giao dịch cố định, lưu động, hội nghị tư vấn việc làm, người lao động và người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ, tạo sự tương tác trong việc giải quyết việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động phù hợp.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hữu Thọ-Bí thư Huyện ủy Đak Đoa cho rằng, một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện là quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
“Hàng năm, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Gia Lai đẩy mạnh tuyên truyền tư vấn việc làm, dạy nghề cho thanh niên. Với sự hỗ trợ kết nối mang tính chủ động, thanh niên nông thôn đã thay đổi nhận thức tìm việc làm phù hợp, mang lại thu nhập. Hàng năm, huyện có hơn 2.000 lao động được giải quyết việc làm trực tiếp, hoặc được tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm”-ông Thọ thông tin.
Người dân xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh) làm công nhân xây dựng ở Hà Nội. Ảnh: Đinh Yến
Người dân xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh) làm công nhân xây dựng ở Hà Nội. Ảnh: Đinh Yến
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 25.000 người bước vào độ tuổi lao động. Bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Thời gian qua, Sở đã thẩm định hồ sơ chấp thuận cho 14 doanh nghiệp ngoài tỉnh được tuyển chọn lao động trong tỉnh đi làm việc tại doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, 17 huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tìm kiếm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tiêu biểu có các huyện: Chư Pưh, Chư Prông, Chư Sê, Phú Thiện, Ia Grai.
Ông Nguyễn Như Trường-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Pưh-chia sẻ: Thời gian qua, huyện đã phối hợp tốt với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và trong nước. Từ năm 2016 đến nay, gần 6.000 lao động trên địa bàn huyện được tư vấn giới thiệu và làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước và đi xuất khẩu lao động.
Liên quan công tác này, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết thêm: “Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Sở tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương có những giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm phù hợp. Sở cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình đào tạo sát với dự báo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhất là tạo cơ hội để người nghèo, người dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ”.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.