Gia Lai: Bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 7 và lớp 10

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 22-7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản-Thiết bị Giáo dục Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng trực tuyến sử dụng sách giáo khoa (SGK) ở bộ sách “Cánh diều” cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy lớp 7 và lớp 10 trong năm học 2022-2023. 
Lớp bồi dưỡng được kết nối đến 147 điểm cầu gồm: Sở GD-ĐT, nhà xuất bản, 7 Phòng GD-ĐT, 50 trường THPT và 88 trường THCS.
Dự lễ khai mạc tại điểm cầu Sở GD-ĐT có ông Lê Duy Định-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cùng đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn liên quan của Sở.
Đối với bộ SGK “Cánh diều”, toàn tỉnh có 50 trường THPT lựa chọn giảng dạy cho lớp 10 với 8 môn học gồm: Toán, Công nghệ (công nghiệp), Công nghệ (nông nghiệp), Sinh học, Âm nhạc, Địa lý, Lịch sử và Giáo dục quốc phòng; 88 trường THCS thuộc 7 Phòng GD-ĐT (Đak Đoa, Mang Yang, Kông Chro, Krông Pa, Ia Grai, An Khê, Pleiku) lựa chọn giảng dạy ở lớp 7 với 2 môn Toán và Giáo dục thể chất. Đây đều là những môn học và hoạt động giáo dục đã được các cơ sở giáo dục lựa chọn và UBND tỉnh phê duyệt danh mục SGK. 
Quang cảnh khai mạc lớp tập huấn tại điểm cầu Sở GD-ĐT. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh khai mạc lớp tập huấn tại điểm cầu Sở GD-ĐT. Ảnh: Mộc Trà
Phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định nhấn mạnh: Một trong những khâu quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng dạy học là giáo viên phải sử dụng thành thạo SGK; hiểu rõ, cặn kẽ từng nội dung, hoạt động và chuỗi hoạt động được thiết kế trong từng bộ sách và từng môn học cụ thể. 
Giám đốc Sở GD-ĐT đề nghị các báo cáo viên hướng dẫn ngắn gọn và khoa học nhất nhằm giúp giáo viên tiếp cận và sử dụng hiệu quả SGK trong giảng dạy, theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục phải tham gia đầy đủ, tập trung, nghiêm túc, chuẩn bị học liệu, nắm bắt những thông tin cần thiết từ báo cáo viên và làm bài thu hoạch đầy đủ theo yêu cầu; đồng thời, đảm bảo an toàn phòng-chống dịch Covid-19 theo quy định.
Theo kế hoạch, công tác bồi dưỡng các môn học thuộc bộ SGK “Cánh diều” được hoàn thành trong ngày 22-7. Từ ngày 25 đến 29-7, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng tổ chức bồi dưỡng cho toàn bộ cán bộ quản lý và giáo viên dự kiến tham gia giảng dạy lớp 7, lớp 10 ở 2 bộ SGK “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo” và các bộ sách Tiếng Anh. 
MỘC TRÀ
 
 

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.