Gia Lai: Biến di sản văn hóa thành nguồn lực để phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 20-8, Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ tỉnh Gia Lai tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Biến di sản văn hóa các dân tộc thành nguồn lực để phát triển du lịch Gia Lai bền vững, đậm bản sắc Tây Nguyên theo hướng công nghiệp văn hóa”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì buổi sinh hoạt. Tham dự sinh hoạt có ông Lê Anh Tuân-Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cùng đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Văn hoá-Xã hội HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội viên của Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ tỉnh.

Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ. Ảnh: Lạc Hà
Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ. Ảnh: Lạc Hà

Tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 2 dân tộc tại chỗ (Jrai và Bahnar) còn bảo lưu nhiều nét văn hóa cổ truyền. Mỗi dân tộc sinh sống ở những khu vực riêng biệt, tương đối độc lập. Đây chính là điều kiện để văn hóa của các dân tộc này ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa của các dân tộc khác. Đặc biệt, Gia Lai có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO vinh danh…

Tuy nhiên, chặng đường để biến tiềm năng thành nguồn lực, tài nguyên phục vụ du lịch văn hóa theo hướng công nghiệp văn hoá không hề dễ dàng. Do đó, cần sự hiểu biết thấu đáo và có các giải pháp phù hợp.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đã đưa ra một số giải pháp để biến di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ của Gia Lai thành nguồn lực cho phát triển du lịch văn hóa bền vững như: Phát hiện di sản đủ sức hấp dẫn; bảo tồn, tôn tạo thường xuyên để di sản phát triển; đưa di sản có giá trị phục vụ du lịch vào quy hoạch các cụm, tuyến du lịch của địa phương; đào tạo nhân lực biết khai thác di sản văn hoá một cách sáng tạo, có khả năng thương mại hóa các di sản; sát cánh cùng những người được coi là “linh hồn” của di sản để giữ cho di sản ngày càng phát triển.

Cùng với đó, chính quyền các cấp và ban ngành liên quan cần quan tâm tạo điều kiện cho các dự án di sản văn hóa gắn với du lịch triển khai; việc đầu tư cho di sản cần nắm vững nguyên tắc bảo tồn những giá trị văn hóa cốt lõi của di sản; quan tâm giáo dục để người dân có ý thức chung tay xây dựng thương hiệu du lịch nói chung, du lịch văn hóa trên cơ sở văn hóa tộc người nói riêng…

Trên cơ sở đó, các đại biểu đã có nhiều góp ý, nêu giải pháp để phát huy các tiềm năng du lịch như: đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng bảo tồn giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; khai thác di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch; phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Cuộc thi còn là nơi người làm báo thể hiện tâm hồn nghệ sĩ. Ảnh: Minh Châu

Lắng đọng Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng

(GLO)- Là những giọng ca không chuyên, nhưng mỗi tiếng hát cất lên từ Cuộc thi Tiếng hát người làm báo Gia Lai mở rộng lại chan chứa tình yêu nghề, yêu quê hương với truyền thống văn hóa-lịch sử. Đó cũng là cảm xúc lắng đọng trong cuộc hội ngộ giữa những người làm báo và các lực lượng đồng hành.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.