Gia Lai: Bàn giải pháp thu hút hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội Phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 7-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút, phát triển hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh”.

Dự hội thảo có bà Cao Thị Hồng Minh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó trưởng Ban tổ chức, Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban kiểm tra Trung ương Hội; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành; cán bộ Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Phát biểu đề dẫn hội thảo, bà Rơ Chăm H’Hồng-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh nhấn mạnh: công tác tập hợp, thu hút phụ nữ, phát triển hội viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt trong việc xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

Hiện toàn tỉnh có 327.074 hội viên/460.458 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên (đạt 71%). Trong đó có 142.600 hội viên người dân tộc thiểu số và 65.611 hội viên có tôn giáo. Hội viên phụ nữ đang sinh hoạt tại 1.576 chi hội thuộc 220 Hội LHPN xã, phường, thị trấn.

Công tác tập hợp, thu hút hội viên vào tổ chức hội có sự chênh lệch, có địa phương tỷ lệ này đạt 92%, nhưng có nơi chỉ đạt 60%.

Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh (nhiệm kỳ 2021-2026) đề ra đến cuối nhiệm kỳ, toàn tỉnh tăng thêm 16.500 hội viên; mỗi cơ sở Hội có ít nhất 1 mô hình tập hợp phụ nữ đặc thù, khó tập hợp ở địa phương; phấn đấu 100% cơ sở Hội tập hợp được trên 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn.

Tỷ lệ thu hút, tập hợp phụ nữ vào tổ chức Hội Phụ nữ của tỉnh Gia Lai là 71%. Ảnh: Minh Châu

Tỷ lệ thu hút, tập hợp phụ nữ vào tổ chức Hội Phụ nữ của tỉnh Gia Lai là 71%. Ảnh: Minh Châu

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hiện nay; đồng thời tìm nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác này để đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ đề ra. Ngoài ra, một số địa phương cũng chia sẻ những mô hình, cách làm hiệu quả gắn với những mô hình cụ thể.

Bà Cao Thị Hồng Minh cho rằng, trước đòi hỏi của công tác phát triển hội viên, các cấp Hội đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, một trong những giải pháp được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay là thí điểm tập hợp phụ nữ trên không gian mạng.

Bà Cao Thị Hồng Minh cũng gợi ý 1 số giải pháp để đại biểu tham khảo, như nâng cao chất lượng các kênh truyền thông đang có; khai thác, sử dụng hiệu quả các nền tảng xã hội sẵn có, phổ biến hiện nay (zalo, facebook, tiktok...) để tăng lượng truy cập, tương tác của các phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung trên không gian mạng…

Có thể bạn quan tâm

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu và nhường nhịn được xem là “chìa khóa” để gìn giữ hạnh phúc trong mỗi tổ ấm. Nhiều gia đình nhờ cùng nhau vun đắp yêu thương trong bình dị, chân thành đã dựng nên mái ấm đầy ắp tiếng cười, sự gắn kết và niềm tin bền chặt.
null