Gia Lai: 61 dự án nộp tiền trồng rừng thay thế hơn 57 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2013 đến nay, có 61 dự án nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai với tổng số tiền hơn 57 tỷ đồng, tương ứng với diện tích chuyển đổi là 900 ha.
Chăm sóc rừng trồng từ tiền trồng rừng thay thế. Ảnh: Mộng Thường
Chăm sóc rừng trồng từ tiền trồng rừng thay thế. Ảnh: Mộng Thường
Theo thống kê của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Gia Lai, từ năm 2013 nay, tổng số tiền trồng rừng thay thế nộp vào Quỹ là 55,33 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vẫn còn 1,95 tỷ đồng chưa nộp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các đơn vị này xin nộp chậm. Nguồn thu này dùng để chi trả cho các chủ rừng để trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng có sự tham mưu của các sở, ngành và được UBND tỉnh xem xét, quyết định, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng đã được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt, từ 2013 đến nay, tỉnh Gia Lai đã bố trí trồng mới hơn 963 ha, vượt 63 ha so với tổng diện tích của các dự án nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ. Trong đó, có trên 291 ha rừng đã trồng thành rừng và được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực cung ứng, số còn lại 671 ha rừng đang trong giai đoạn chăm sóc năm thứ 2, thứ 3. 
MỘNG THƯỜNG - THANH TÙNG

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.