Gia Lai: 39 đội thi sẽ tham gia Hội đua thuyền Độc mộc trên sông Pô Cô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 17-11, tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Ia Grai sẽ khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2023. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Gia Lai.

Đua thuyền độc mộc đã trở thành "thương hiệu" của du lịch huyện Ia Grai những năm gần đây. Ảnh: Lam Nguyên

Đua thuyền độc mộc đã trở thành "thương hiệu" của du lịch huyện Ia Grai những năm gần đây. Ảnh: Lam Nguyên

Sau 3 lần tổ chức thành công, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2023 thu hút sự tham gia của 39 đội thi với 78 tay chèo đến từ các xã, thị trấn, trường học, đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn huyện Ia Grai và tỉnh bạn Kon Tum. So với năm trước, số đội thi tăng lên 9 đội.

Cùng với hội đua thuyền, điểm nhấn của chương trình là Liên hoan Văn hóa cồng chiêng và các phần thi dân vũ, trình diễn trang phục truyền thống, thu hút tổng cộng gần 1.000 nghệ nhân và vận động viên tham gia.

Hiện nay, Ia Grai là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh Gia Lai về số lượng cồng chiêng còn lưu giữ với hơn 750 bộ. Ảnh: Lam Nguyên

Hiện nay, Ia Grai là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh Gia Lai về số lượng cồng chiêng còn lưu giữ với hơn 750 bộ. Ảnh: Lam Nguyên

Dịp này, huyện Ia Grai cũng tổ chức trên 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản đặc trưng của huyện cùng các gian hàng ẩm thực, đồ lưu niệm. Lễ bế mạc và trao giải ngày hội sẽ diễn ra vào trưa 18-11.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai được tổ chức nhằm bảo tồn nét đẹp văn hóa độc đáo của cư dân bản địa; đồng thời tôn vinh các giá trị lịch sử-văn hóa, khai thác tiềm năng và phát huy lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.