Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Hứa hẹn những trải nghiệm hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 17-11, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2023 trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai sẽ khai mạc tại làng Dăng, xã Ia O. Đến nay, công tác chuẩn bị cho sự kiện này đang dần hoàn tất, hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách gần xa những trải nghiệm khó quên.

Nhiều nét mới ấn tượng

Ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2023-cho biết: Trong lần thứ 4 tổ chức, chương trình có nhiều nét mới đáng chú ý. Cụ thể, đây là năm đầu tiên huyện phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai truyền hình trực tiếp Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh, từ đó quảng bá rộng rãi nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của cư dân sông nước miền biên viễn, quê hương Anh hùng A Sanh.

Phần thi trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cũng lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện này như một điểm nhấn thú vị. Ngoài ra, năm nay, Ban tổ chức còn quyết định đưa sân khấu chính xuống gần sát mặt nước sông Pô Cô nhằm mang đến trải nghiệm sống động và gần gũi nhất.

Đoàn kiểm tra Liên ngành huyện Ia Grai triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, lưu trú trên địa bàn xã Ia O. Ảnh: Minh Thoan

Đoàn kiểm tra Liên ngành huyện Ia Grai triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, lưu trú trên địa bàn xã Ia O. Ảnh: Minh Thoan

Đến nay, 32 đội đã đăng ký tham gia nội dung đua thuyền độc mộc, trong đó có các đội khách mời đến từ huyện Đức Cơ và huyện Ia HDrai (tỉnh Kon Tum). Ngoài ra, có 13/13 xã, thị trấn tham gia Liên hoan Văn hóa cồng chiêng; 15 đội đăng ký nội dung thi dân vũ, trình diễn trang phục truyền thống. Gần 1.000 nghệ nhân và vận động viên tham gia các sự kiện trên. Càng gần đến ngày khai mạc, công tác tập luyện càng được các đội đẩy mạnh. Ông Siu Bích-huấn luyện viên đua thuyền xã Ia Khai-cho hay: Xã đã tập hợp được 12 vận động viên, chia thành 6 đội. Thời gian qua, ông đã tích cực hướng dẫn các vận động viên tập luyện hàng ngày nhằm mang về thành tích cao nhất tại hội thi.

Một số hoạt động bổ trợ khác sẽ diễn ra trước lễ khai mạc 1 ngày và xuyên suốt sự kiện, đó là trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng và giới thiệu các sản phẩm du lịch của địa phương. Theo thông tin từ Ban tổ chức, dịp này có trên 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP và nông sản đặc trưng của huyện, tất nhiên không thể thiếu các gian hàng ẩm thực và đồ lưu niệm. Đến với ngày hội, du khách cũng có cơ hội tìm hiểu thêm về các địa danh du lịch nổi tiếng của huyện như: thác Mơ, làng chài trên lòng hồ thủy điện Sê San 4, thác Chín tầng, Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé, Di tích lịch sử Bến đò A Sanh...; đồng thời được trải nghiệm chèo thuyền độc mộc, tìm hiểu những bộ chiêng quý ở vùng đất còn lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất tỉnh Gia Lai.

Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho du khách

Với mong muốn quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển du lịch, huyện Ia Grai hết sức chú trọng khâu chuẩn bị về mọi mặt nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất để phục vụ du khách.

Các vận động viên xã Ia Khai (huyện Ia Grai) tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh. Ảnh: Đức Thụy

Các vận động viên xã Ia Khai (huyện Ia Grai) tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh. Ảnh: Đức Thụy

Bà Lê Thị Phương Loan-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, Phó Trưởng ban tổ chức Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2023-cho biết: Huyện đã lên kế hoạch ngày 8-11 sẽ vận chuyển thuyền độc mộc về tập kết tại địa điểm tổ chức, chuẩn bị bố trí đường đua và hướng dẫn các đội tham gia tập luyện để làm quen với đường đua. Trước đó, đoàn liên ngành huyện đã triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, lưu trú tại những điểm đảo, bán đảo, khu vực ven bờ sông Pô Cô trên địa bàn xã Ia O.

Cụ thể, đoàn đã kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, đưa đón khách du lịch, đăng ký tạm trú, tạm vắng… Thành viên đoàn kiểm tra cũng nhắc nhở các cơ sở kinh doanh đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: kiểm định nguồn nước, vệ sinh khu vực chế biến, sử dụng thùng rác và lưu mẫu thức ăn đúng quy định. Bên cạnh đó, các cơ sở có tổ chức đưa đón du khách tham quan lòng hồ, làng chài, thác Mơ cần đảm bảo về phương tiện, trang bị đầy đủ áo phao và thực hiện các quy định liên quan. Đồng thời, đoàn kiểm tra cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh, lưu trú thực hiện niêm yết giá, tránh tình trạng “chặt chém” du khách, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai thông tin thêm: Hiện nay, ngoài trang trí cổ động trực quan dọc tỉnh lộ 664, Ban tổ chức tiếp tục quảng bá sự kiện này trên các nền tảng số và mạng xã hội. Huyện cũng chỉ đạo các xã Ia O, Ia Khai, Ia Krai huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên đăng ký vào đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn du khách tham quan và giới thiệu về thuyền độc mộc, văn hóa cồng chiêng, các sản phẩm đặc trưng, các điểm du lịch, di tích trên địa bàn xã. Công tác phân luồng giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được chuẩn bị chu đáo.

“Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chúng tôi mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch và quảng bá hình ảnh, con người Ia Grai. Qua đây, huyện cũng kỳ vọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, thu hút đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển du lịch huyện Ia Grai năm 2023”-ông Hưng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Hấp dẫn màn tranh tài trên “đường đua xanh”

Hấp dẫn màn tranh tài trên “đường đua xanh”

(GLO)- 

Là hoạt động hấp dẫn trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của huyện Ia Grai. Hội đua thuyền đã mang đến nhiều cảm xúc, hình ảnh đẹp trong lòng du khách về nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân gắn với dòng Pô Cô huyền thoại.

Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên

Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên

(GLO)-

Văn hóa Tây Nguyên vẫn luôn là một miền mơ tưởng bởi hội tụ nhiều giá trị với những mảng màu rực rỡ. Tinh hoa văn hóa ấy đã được cộng đồng các dân tộc giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước tại Festival văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai.

Hấp dẫn đường đua Gia Lai City Trail 2023

Hấp dẫn đường đua Gia Lai City Trail 2023

GLO- Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, giải chạy “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”diễn ra vào sáng 19-11 đã thu hút gần 4.000 vận động viên trong cả nước. Trong tiết trời se lạnh cùng cung đường tuyệt đẹp, giải đã lan tỏa thông điệp về một vùng đất thân thiện-một "Cao nguyên xanh vì sức khỏe".

Triển lãm ảnh và nhạc cụ dân tộc: Kết nối di sản và văn hóa

Triển lãm ảnh và nhạc cụ dân tộc: Kết nối di sản và văn hóa

(GLO)-

Từ ngày 11 đến 19-11, Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh chào mừng Tuần Văn hóa-Du lịch và Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023; đồng thời trưng bày một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất cao nguyên tại Phòng Trưng bày chuyên đề của đơn vị.

Mùa lễ hội đáng nhớ của Tây Nguyên

Mùa lễ hội đáng nhớ của Tây Nguyên

(GLO)- 

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023 vừa khép lại nhưng âm vang vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân tại chỗ và du khách gần xa khi đến với Pleiku. Nét độc đáo bản sắc, lòng mến khách, chân tình của mỗi người dân Tây Nguyên đã làm nên một mùa lễ hội đáng nhớ.

Ấn tượng cà phê Gia Lai trong lòng người mộ điệu

Ấn tượng cà phê Gia Lai trong lòng người mộ điệu

(GLO)-

Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023 với hàng loạt các sự kiện lớn, nhỏ đã chào đón hàng ngàn lượt du khách đến với Gia Lai. Cùng với rất nhiều hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú thì hương vị cà phê phố núi cũng là một trong những yếu tố gây ấn tượng với du khách trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai-Cầu nối văn hóa

Gia Lai-Cầu nối văn hóa

(GLO)- 

Festival văn hóa cồng chiêng Gia Lai năm 2023 đã khép lại thành công rực rỡ. Gia Laicũng trở thành cầu nối kết nối và quảng bá di sản cồng chiêng, đồng thời gắn kết các tỉnh Tây Nguyên thông qua văn hóa.

Phong phú các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống

Phong phú các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống

(GLO)- Không khí lễ hội tràn ngập trong khoảng sân trước Bảo tàng tỉnh Gia Lai suốt những ngày diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng năm 2023. Không chỉ biểu diễn cồng chiêng, hòa tấu nhạc cụ,các hoạt động trình diễn nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng… cũng thu hút đông đảo du khách đến tham quan trải nghiệm.

Lễ mừng nhà mới của người Jrai ở Krông Pa

Lễ mừng nhà mới của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)-

Đoàn nghệ nhân của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tái hiện nghi lễ cúng mừng nhà mới của người Jrai ngay tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây là một trong những hoạt động mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023.

Hiến kế phát triển du lịch Tây Nguyên

E-magazineHiến kế phát triển du lịch Tây Nguyên

(GLO)- Tây Nguyên từ xưa đến nay vẫn luôn giữ được sự quyến rũ của một “miền đất huyền ảo”. Đây cũng là địa bàn chiến lược của cả nước, có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch sinh thái và văn hóa. Để Tây Nguyên trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước là mục tiêu đặt ra tại hội thảo về phát triển bền vững du lịch sinh thái, du lịch văn hóa vừa diễn ra tại TP. Pleiku.

Trải nghiệm với nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

Trải nghiệm với nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

(GLO)- Cùng với các hoạt động văn hóa hấp dẫn như trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, người dân và du khách gần xa còn được thưởng lãm, trải nghiệm cùng các nghệ nhân trình diễn tay nghề tạc tượng gỗ dân gian trong khuôn khổ Tuần văn hóa-du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023.
Cô gái Jrai tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa

Cô gái Jrai tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa

(GLO)- “Xin chào mọi người! Tôi là Nay H’Chuyên, 34 tuổi… Đây là Pleiku và festival cồng chiêng. Hãy đến xem tôi và mọi người ở đây biểu diễn”. Đó là lời tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của nghệ nhân Nay H’Chuyên (huyện Chư Pưh) tại Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.
Tái hiện lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê

(GLO)- Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, sáng 12-11, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, đoàn nghệ nhân dân tộc Ê Đê tỉnh Đak Lak đã thực hiện lễ cúng trưởng thành, giới thiệu tới cộng đồng các dân tộc và du khách nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Cơ hội kết nối, mở rộng thị trường

Cơ hội kết nối, mở rộng thị trường

(GLO)- 

Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hoá-Du lịch Gia Lai năm 2023, sáng 11-11, Sở Công thương tỉnh Gia Lai chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tỉnh Gia Lai năm 2023.

Nỗ lực đổi mới cho các sản phẩm đan lát truyền thống

Nỗ lực đổi mới cho các sản phẩm đan lát truyền thống

(GLO)- Cùng với tạc tượng, dệt thổ cẩm thì trình diễn và trưng bày các sản phẩm đan lát truyền thống cũng là hoạt động thu hút sự quan tâm của du khách trong khuôn khổ Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh năm 2023. Điểm nổi bật là cùng với các sản phẩm quen thuộc như gùi, rổ, nong, nia, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm đan lát, có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Cồng chiêng xuống phố

Cồng chiêng xuống phố

(GLO)- Hơn 1.000 nghệ nhân các tỉnh Tây Nguyên đã sôi nổi tham gia chương trình lễ hội đường phố với phần diễu hành không thể hấp dẫn hơn trên các tuyến đường chính của TP. Pleiku. Đây là hoạt động đặc biệt thu hút trong khuôn khổ Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Chư Đang Ya rộn ràng vào hội

Chư Đang Ya rộn ràng vào hội

(GLO)- Đầu mùa khô, từng vạt hoa dã quỳ lại ánh lên màu vàng rực rỡ nơi ngọn núi lửa huyền thoại Chư Đang Ya (huyện Chư Păh). Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 10 đến 12-11) một lần nữa tôn vinh vẻ đẹp của kỳ quan thiên nhiên, đồng thời mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa phương.