Đẽo thuyền độc mộc bên sông Pô Cô

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở đâu có sông nước, ở đó có nghề chế tác thuyền. Thế nên, trong ký ức của ông Pêng (làng Nú, xã Ia O, huyện Ia Grai) thì dọc sông Pô Cô, làng nào cũng có vài người biết đẽo thuyền độc mộc.

Trong mọi nghề của người Jrai, đẽo thuyền độc mộc có lẽ là công việc đặc biệt nhất. Nói như vậy là bởi không có công việc nào mà người thợ phải tuân thủ những lễ nghi tâm linh, những kiêng cữ nghiêm ngặt như đẽo thuyền. Nặng nhọc, nguy hiểm hay vì một lý do nào nữa, người thợ không cần cắt nghĩa, họ chỉ biết tuân thủ những gì truyền lại từ thuở ông bà.

 Một nhóm thợ đang đẽo thuyền độc mộc. Ảnh: Diệu Hằng
Một nhóm thợ đang đẽo thuyền độc mộc. Ảnh: Diệu Hằng


Khi người thợ tháo chiếc rìu trên vách xuống (chiếc rìu chỉ dùng duy nhất cho việc đẽo thuyền) theo bạn vào rừng, cũng là lúc vợ ở nhà bắt đầu thực hiện mọi điều kiêng cữ: không được làm những công việc nặng nhọc như bổ củi, cuốc đất; không được tắm rửa, kể cả gội đầu và nhất là không được làm rượu cúng Yàng.

Trong khi đó thì người thợ bắt đầu việc khó khăn đầu tiên là tìm cây. Cây dùng làm thuyền được chọn thường là sao xanh. Đây là loại gỗ có những đặc tính như: nhẹ, chịu nước, không nứt nẻ… Cây làm được thuyền chu vi phải từ một người ôm trở lên, dài 5-6 m, không chà ngạnh. Tìm được cây gỗ ưng ý rồi, trước khi hạ nó xuống, người thợ phải bày lễ cúng. Lễ vật thường là một con gà, một ghè rượu. Trong lời khấn, người thợ niệm thần núi, thần nước cho cây gỗ đổ xuống an toàn, cho công việc đẽo thuyền thuận lợi, chủ thuyền gặp nhiều may mắn… Có niềm tin tâm linh rồi, người thợ mới hạ cây xuống, bắt tay vào giai đoạn khó khăn nhất, tốn nhiều công sức nhất: đẽo thuyền. Một con thuyền cỡ trung bình, người thợ phải cần thời gian tối thiểu nửa tháng ở rừng. Tuy nhiên, vấn đề không phải là thời gian. Khác với thuyền ghép bằng ván là dễ điều chỉnh cho cân bằng so với mặt nước, độc mộc nếu tính sai chiều cây gỗ hay vách thuyền, lòng thuyền có độ dày không đồng đều là khi thả xuống nước sẽ lệch, ụp xuống ngay. Điều nghiệt ngã là tục lệ quy định khi thuyền đã hạ thủy thì người thợ không được phép sửa chữa, dù chỉ là những chi tiết nhỏ. Để cho ra đời một con thuyền hoàn hảo ngay tại rừng với công cụ duy nhất là chiếc rìu trong tay, người thợ không những phải có con mắt tinh tường và đôi tay khéo léo bẩm sinh mà còn phải biết vận dụng những kinh nghiệm của người trước để lại. Trong những kinh nghiệm ấy có những điều khá là… huyền bí. Chẳng hạn để kiểm tra độ cân bằng của con thuyền, họ lật úp nó xuống, đặt một quả trứng gà theo chiều đứng vào chính giữa lưng thuyền. Nếu quả trứng không đổ thì chiếc thuyền khi xuống nước đảm bảo sẽ không nghiêng lệch.

Dù chỉ là tài sản mang tính bình dân nhưng lễ cúng thuyền vẫn được gia chủ tổ chức khá trang trọng và đó cũng là niềm vui chung của dân làng. Người có gà góp gà, người có rượu góp rượu cùng với chủ thuyền hình thành một bữa tiệc cộng đồng. Cùng với những lời chúc tụng, người thợ sẽ được chủ thuyền mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng.

 Thuyền độc mộc. Ảnh: Ngọc Tấn
Người dân chèo thuyền độc mộc trên sông Pô Cô. Ảnh: Ngọc Tấn


Vào nghề từ lúc còn thanh niên, ông Pêng không thể nhớ mình đã làm nên bao nhiêu con thuyền độc mộc như thế. Xưa kia, các làng dọc sông Pô Cô này nhà ai mà chẳng có thuyền! Con thuyền độc mộc gắn với mỗi bước chân lên rẫy, với mỗi niềm vui, nỗi buồn trên sông. Đặc biệt là những tháng năm chống Mỹ, hình ảnh người Anh hùng A Sanh cùng với con thuyền độc mộc đưa bộ đội vượt sông vào chiến trường đã hóa thân vào thơ, nhạc. Thực ra không chỉ A Sanh, biết bao người dọc sông Pô Cô này đã hóa thân thành những A Sanh lặng lẽ. Chính ông Pêng cũng là một “A Sanh”, cũng đã góp sức vào công việc đưa đò cho bộ đội hơn một năm ròng. Cùng với thành tích 10 năm tham gia du kích, ông Pêng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì.

Không còn phải đi làm rẫy kiểu như thời còn du canh du cư, rồi thì rừng càng ngày càng lùi xa, gỗ lớn làm thuyền không còn… Đặc biệt là sự xuất hiện của những chiếc xe máy đã khiến niềm vui sông nước nguội dần. Người ta đua nhau bán thuyền. Có thời mỗi con thuyền còn sử dụng được trên chục năm chỉ có vài triệu đồng tùy lớn nhỏ. Làng Nú của ông ngày xưa nhiều thuyền độc mộc là thế nay chỉ còn lác đác mấy nhà giữ được.

Biết là thời thế không thể khác mà ông Pêng vẫn thấy nao lòng...

 

 ĐĂNG VƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.