Gia Lai: 218 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không có giấy chứng nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 363 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Trong đó, 145 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 218 cơ sở còn lại không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các cơ sở cần tuân thủ quy trình sản xuất đối với từng loại giống cây trồng. Ảnh: Mai Ka
Các cơ sở cần tuân thủ quy trình sản xuất đối với từng loại giống cây trồng. Ảnh: Mai Ka

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với lực lượng chức năng của các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thanh-kiểm tra đột xuất về tình hình sản xuất, kinh doanh và lưu thông giống cây trồng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung thanh-kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm.

Theo đó, toàn tỉnh có 120 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Trong đó có tới 100 cơ sở vi phạm với các hành vi: không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; không có nguồn gốc vật liệu nhân giống lấy từ cây đầu dòng hay vườn cây đầu dòng được cấp có thẩm quyền công nhận; không có quy trình sản xuất đối với từng loại giống cây trồng; không thực hiện lưu giữ hồ sơ, ghi chép đầy đủ thông tin về giống cây trồng; không công bố tiêu chuẩn áp dụng khi xuất vườn; không công bố hợp chuẩn; không có người kiểm định giống cây trồng…

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông-lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng đảm bảo nhu cầu trồng mới; phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Mai Ka

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.