Ghép bàng quang thành công- bước đột phá mang tính lịch sử trong y học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Lần đầu tiên trong lịch sử y học, một bàng quang người được cấy ghép hoàn chỉnh và hoạt động tốt trong cơ thể người nhận.

Các bác sĩ phẫu thuật tiết niệu tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) phối hợp với Đại học Nam California (USC) vừa thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên thế giới. Người trải qua ca ghép lịch sử này là ông Oscar Larrainzar, 41 tuổi - một người cha có 4 con.

ghep-tang-34614.jpg
Các bác sĩ thực hiện ca mổ mang tính lịch sử trong y học. (Ảnh: UCLA Health)

Ca phẫu thuật diễn ra tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA ngày 4/5, công bố hôm 20-5 sau khi bệnh nhân hồi phục. Đây là bước tiến triển đầy hứa hẹn cho những bệnh nhân khác mắc phải các chứng rối loạn bàng quang nghiêm trọng.

Trước đây, việc ghép toàn bộ bàng quang người chưa từng được thực hiện, phần lớn do cấu trúc mạch máu phức tạp của vùng chậu, khiến kỹ thuật trở nên cực kỳ khó khăn.

Ca phẫu thuật được xem là cột mốc đột phá trong y học ghép tạng, kết hợp giữa ghép thận và ghép bàng quang từ người hiến đã qua đời. Đây là kết quả của hơn 4 năm nghiên cứu, thực hành phẫu thuật trên mô hình động vật và phát triển kỹ thuật mới bởi tiến sĩ Nima Nassiri (UCLA) và tiến sĩ Inderbir Gill (Đại học Nam California).

Nhóm chuyên gia đang lên kế hoạch triển khai thêm các ca ghép bàng quang như một phần của thử nghiệm lâm sàng tại UCLA Health, nhằm đánh giá mức độ an toàn, biến chứng và hiệu quả lâu dài của kỹ thuật này.

Trong thời gian tới, UCLA dự kiến sẽ công bố chi tiết kỹ thuật, dữ liệu hậu phẫu và quy trình phục hồi để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

(GLO)- Loãng xương vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”. Không ít người trong độ tuổi 20-30 đã phải đối mặt với nguy cơ xương giòn, mật độ xương thấp do lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lạm dụng đồ uống có gas, cà phê.

4 bài thuốc từ kỷ tử

4 bài thuốc từ kỷ tử

Kỷ tử là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, chứa nhiều hoạt chất có lợi cho hệ miễn dịch, sử dụng đúng cách giúp hỗ trợ nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật.

null