Gặp nam sinh "phá" kỷ lục 21 năm Đường lên đỉnh Olympia: Thành tích ai cũng choáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hải An vừa xác lập kỷ lục điểm số phần thi Khởi động chương trình Đường lên đỉnh Olympia là 150 điểm trong 60 giây. Trao đổi PV Dân Việt, Hải An đã tiết lộ bí quyết "vàng" của mình.

Nguyễn Thiện Hải An, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, là thí sinh trong cuộc thi tuần 3 tháng 3 quý III Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21.

Theo vị trí sắp xếp của ban tổ chức, Hải An là thí sinh thứ tư. Ở phần thi Khởi động, Hải An đã trải qua 17 câu hỏi trong vòng 60 giây và đạt được số điểm 150.

Nam sinh này xác lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử 21 năm phát sóng của Đường lên đỉnh Olympia.

Hải An cũng xuất sắc giành vòng nguyệt quế chung cuộc.


 

 Nguyễn Thiện Hải An giành nguyệt quế cuộc thi tuần 3 tháng 3 quý III. (Ảnh: Đường lên đỉnh Olympia)
Nguyễn Thiện Hải An giành nguyệt quế cuộc thi tuần 3 tháng 3 quý III. (Ảnh: Đường lên đỉnh Olympia)


Ngay sau khi chương trình được phát sóng, PV báo Dân Việt đã có cuộc trò cuộc với Hải An - cậu bạn với dáng người cao, đôi kính cận, luôn vui vẻ, nhiệt tình, thân thiện và sở hữu bảng thành tích "khủng".
Đường lên đỉnh Olympia là một thành tích, không phải mục tiêu

Chào Hải An, cảm xúc ngay lúc này của em thế nào khi ghi cho mình thành tích kỷ lục mới phần thi Khởi động chương trình Đường lên đỉnh Olympia?

- Sau khi chương trình phát sóng, em có rất nhiều bạn kết bạn trên Facebook và tin nhắn chúc mừng em. Em thấy vui vì thành tích của mình. Tuy nhiên, chương trình ghi hình được một tháng rồi nên đối với em đó cũng chỉ là một thành tích, một phần trong cuộc sống của mình thôi. Em đang phấn đấu cố gắng thêm nhiều mục tiêu khác nữa, em không thể vui mãi mà bỏ quên những thứ khác được.

 

Clip Hải An trả lời 15/17 câu hỏi.



Trả lời được 15/17 câu hỏi chỉ trong 60 giây trong khi MC chưa đọc xong và khán giả chưa kịp nhìn câu hỏi, bí quyết của em là gì?

- Thực ra em từng thi thử phần thi Khởi động và thi thử chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhiều lần rồi. Em đã khá quen với format chương trình và quen với máy tính nên khi bước vào phần thi em thấy không khó khăn gì và trả lời trơn tru. Cứ câu hỏi hiện ra là em trả lời thôi.

Với lại, em nhìn vào màn hình máy tính trước mặt thí sinh thì to và rõ đọc hơn là màn hình ti vi. Em bao quát được toàn bộ câu hỏi dễ hơn và bắt được ý câu hỏi nhanh hơn.

 

Nguyễn Thiện Hải An, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: NVCC)
Nguyễn Thiện Hải An, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: NVCC)


Câu hỏi về "Con cá vàng" đã khiến khán giả tiếc nuối cho em vì quá dễ. Tại sao em lại quyết định bỏ qua câu hỏi khi mà bài hát chưa được phát lên?

- Em xác định tâm lý từ đầu là những câu hỏi về bài hát sẽ tốn khá nhiều thời gian của mình mà chưa chắc nghe đã đúng. Thế nên em bỏ qua để chuyển sang câu khác có cơ hội giành điểm cao hơn.

Để giành vòng nguyệt quế trong lần đầu tiên thi chắc hẳn em đã có sự chuẩn bị từ lâu. Sự chuẩn bị đó từ khi nào và em có cần phải làm gì để tạo động lực cho mình không?

- Em hâm mộ chương trình khá lâu và em đã ôn tập từ nhiều năm trước. Năm học lớp 8 em có cơ hội tiếp xúc với các anh chị thi Đường lên đỉnh Olympia. Em không có tờ giấy quyết tâm hay cần điều gì tạo động lực cho mình vì em tiếp xúc trong cộng đồng Olympia nên em luôn tự nhắc mình về điều này.

 

Hải An tham dự nhiều kỳ thi trong nước và quốc tế (Ảnh: NVCC)
Hải An tham dự nhiều kỳ thi trong nước và quốc tế (Ảnh: NVCC)
 Hải An nói:
Hải An nói: "Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19 em sẽ quyết định đi du học hay học trong nước". Ảnh: NVCC


Em có thể chia sẻ thêm về thành tích trong năm qua của em?

- Trong năm qua em đạt giải Ba môn Hóa Học sinh giỏi Quốc gia, giải Nhất thi Tin học trẻ Quốc gia và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng khác. Vì em có nhiều mục tiêu cá nhân nên ít tham gia các cuộc thi học thuật.

Hải An có thể tiết lộ kế hoạch trong tương lai của em là gì được không?

- Kế hoạch trong tương lai em sẽ theo học đại học chuyên ngành Hóa. Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19 em sẽ quyết định đi du học hay học trong nước. Nếu có cơ hội em mong được tiếp xúc với môi trường quốc tế.

Cảm ơn em đã chia sẻ!

Chị Thùy Dương, mẹ của Hải An chia sẻ: "Cảm xúc của mình lúc này rất vui, khó diễn tả được thành lời. Con đã làm được điều mà con ước mơ ấp ủ bấy lâu nay là có vòng nguyệt quế và được là thành viên của ngôi nhà Olympia.

Gia đình không có bí quyết gì trong việc dạy con, chỉ là luôn tạo hứng thú đọc sách cho con từ khi còn nhỏ. Hải An luôn tự giác nên bố mẹ nhàn không phải thúc ép con bao giờ".
Thành tích của Hải An: - Điểm SAT I đạt 1530/1600, SAT II: 800/800 cả 3 môn Toán Level 2, Lý, Hóa

- HCV Vòng Mùa thu Kỳ thi Toán học không biên giới (MWB)

- HCV, hạng Prize (đạt điểm tuyệt đối cao nhất cuộc thi) Vô địch Toán cấp trung học Úc mở rộng AIMO 2018

- HCV cuộc thi toán American Mathematics Olympiad (AMO) - Giải nhất môn Hóa học, Học sinh giỏi thành phố Hà Nội

- Giải nhất môn Khoa học, Học sinh giỏi thành phố Hà Nội

- Giải nhất quốc tế sáng tác nhạc Piano do MYC Canada (Music for Young Children) tổ chức lần thứ 32

- Á quân Chung kết năm Chinh phục – Vietnam's Brainiest Kid mùa thứ 3, được coi là Kỷ lục gia cuộc thi này vì trả lời đúng 16 câu hỏi trong vòng 60 giây.

https://danviet.vn/gap-nam-sinh-pha-ky-luc-21-nam-duong-len-dinh-olympia-thanh-tich-ai-cung-choang-20210607091028052.htm


 

Theo Tào Nga  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.