Gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển”, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, là công việc hệ trọng của Đảng; mang tính quyết định đến sức mạnh, uy tín của Đảng, sự phát triển bền vững của đất nước.

Những kết quả quan trọng

Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thời gian qua, nhất là sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (viết tắt là Kết luận 21-KL/TW); Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã chú trọng, quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp về lĩnh vực công tác này và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai khóa XVI. Ảnh: Đức Thụy

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai khóa XVI. Ảnh: Đức Thụy

Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 21-KL/TW; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở, với 234 điểm cầu, 6.565 cán bộ, đảng viên tham dự để nghiên cứu, quán triệt Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương. Qua học tập, quán triệt, nhìn chung nhận thức, sự đồng thuận của các cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới hiện nay đã ngày càng tăng cao.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch và thành lập tổ giúp việc để giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch số 70-KH/TU, ngày 31-3-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (viết tắt là Kế hoạch 70-KH/TU).

Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện, hệ thống các văn bản về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được cụ thể hóa, đầy đủ, bao quát trên tất cả các lĩnh vực theo đúng quy định của Trung ương và của tỉnh. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm, đẩy mạnh triển khai thực hiện. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là các tổ chức cơ sở Đảng đã ngày càng tăng cao.

Toàn Đảng bộ tỉnh hiện có 21 Đảng bộ trực thuộc (17 Đảng bộ cấp huyện và 4 Đảng bộ tương đương cấp huyện); 925 tổ chức cơ sở Đảng (348 Đảng bộ cơ sở, 577 chi bộ cơ sở), 3.456 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, trong đó có 1.576 chi bộ thôn, làng, tổ dân phố; 1.511 chi bộ thôn, làng, tổ dân phố có chi ủy (chiếm 95,88%); 1.469 trưởng thôn, làng, tổ dân phố là đảng viên (chiếm 93,21%). Tính đến ngày 30-9-2023, tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh là 65.642 đồng chí.

Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị được quyết liệt thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Đến nay, bộ máy của hệ thống chính trị cơ bản đã được sắp xếp lại gọn nhẹ theo hướng giảm các tầng nấc, đầu mối trung gian; phân định rõ lại, tránh trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nên hiệu lực quản lý và hiệu quả các mặt hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên. Công tác quản lý biên chế được thống nhất triển khai thực hiện theo quy định mới và bước đầu đã phát huy được hiệu quả tác dụng. Việc tuyển dụng, sử dụng và tinh giản biên chế được thực hiện gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

Công tác cán bộ, đảng viên được nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng nội dung, quy trình và thẩm quyền quy định. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã ngày càng nâng lên cao hơn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 700 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn TP. Pleiku và cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh. Ảnh: Bá Bính

Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 700 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn TP. Pleiku và cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh. Ảnh: Bá Bính

Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh (sau đây gọi chung là đội ngũ cán bộ) có 32.785 người; trong đó, cấp tỉnh có 9.009 người, cấp huyện có 19.413 người, cấp xã có 4.363 người; cán bộ nữ có 21.095 người (chiếm tỷ lệ 62,80%), cán bộ dân tộc thiểu số có 5.301 người (chiếm tỷ lệ 15,78%); về chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có 1.356 người (chiếm tỷ lệ 4,03%), đại học có 21.876 người (chiếm tỷ lệ 65,13%); về lý luận chính trị: đội ngũ cán bộ trình độ trung cấp có 6.480 người (chiếm tỷ lệ 19,29%), trình độ cao cấp, cử nhân có 1.597 người (chiếm tỷ lệ 4,75%).

So với năm 2015, đội ngũ cán bộ của tỉnh giảm 2.353 người, trong đó cán bộ nữ giảm 738 người, cán bộ người dân tộc thiểu số giảm 276 người (do thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị). Song về chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng 352 người, trình độ đại học tăng 3.743 người; về lý luận chính trị, đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp tăng 1.660 người, trình độ cao cấp, cử nhân tăng 364 người.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng nói trên, quá trình thực hiện vẫn có một số bất cập, tồn tại như: Vẫn còn một số cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một số địa phương chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành cụ thể hóa đầy đủ, bao quát hết các nội dung về công tác cán bộ để triển khai thực hiện theo đúng quy định; cá biệt có địa phương còn vận dụng cụ thể hóa hoặc vận dụng triển khai thực hiện trái với quy định của tỉnh (quy định một số tiêu chuẩn, điều kiện chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở đơn vị, địa phương thấp hơn quy định của tỉnh…).

Tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm, phải xử lý kỷ luật, xử lý hình sự ở một số đơn vị, địa phương vẫn còn xảy ra. Việc nắm bắt tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở một số nơi có thời điểm chưa kịp thời; việc giải quyết một số vấn đề bức xúc, nổi cộm trong Nhân dân có khi còn chậm, chưa dứt điểm. Vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân có lúc, có nơi chưa hiệu quả; từ đó dẫn đến chất lượng và hiệu quả các mặt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa cao…

Tiếp tục tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Kế hoạch 70-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thời gian tới cần tập trung triển khai đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, phải tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên theo Kết luận 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kế hoạch 70-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, để mọi tổ chức, cá nhân đều nắm bắt, chủ động thực hiện, phối hợp thực hiện và giám sát việc triển khai thực hiện lĩnh vực này theo đúng quy định. Tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo và tọa đàm khoa học về các chủ đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên với những hình thức sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Già làng Rơmah Kul (bìa trái) và Trưởng thôn Rơmah Klơng (bìa phải; làng Dơ Nông Ó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân phơi, bảo quản cà phê. Ảnh: Mai Ka

Già làng Rơmah Kul (bìa trái) và Trưởng thôn Rơmah Klơng (bìa phải; làng Dơ Nông Ó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân phơi, bảo quản cà phê. Ảnh: Mai Ka

Thứ hai, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được xác định và cụ thể hóa theo Kế hoạch 70-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với các nghị quyết, quy định có liên quan khác của Trung ương, của tỉnh. Trước mắt, cần tập trung lãnh đạo các đơn vị, địa phương rà soát, cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung về công tác cán bộ làm cơ sở để triển khai thực hiện theo đúng quy định (như quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; quy định phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử…).

Kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định tiếp nhận, tuyển chọn, quy hoạch, luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, phê chuẩn kết quả bầu cử đã ban hành sau thời điểm 31-12-2020 nhưng còn thiếu về tiêu chuẩn, điều kiện, sai về thẩm quyền, quy trình, thủ tục; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 731-CV/TU, ngày 15-6-2022 gắn với tiếp tục rà soát, phát hiện, xử lý các trường hợp sai phạm trong lĩnh vực này trước thời điểm ngày 31-12-2020 theo đúng văn bản chỉ đạo trên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thứ ba, thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28-6-2021 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh Gia Lai đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ tư, chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình “Chi bộ 4 tốt”, “Đảng bộ cơ sở 4 tốt” (hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; chất lượng sinh hoạt tốt; đoàn kết, kỷ luật tốt; cán bộ, đảng viên tốt).

Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa. Cụ thể hóa việc lấy kết quả học tập, làm theo và nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hàng năm.

Thứ năm, nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính xác, xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ, tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Sáng 27-7, Thường trực Huyện ủy Đak Pơ chủ trì Hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, làng, tổ dân phố”. Ảnh: Nguyễn Hiền

Sáng 27-7, Thường trực Huyện ủy Đak Pơ chủ trì Hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, làng, tổ dân phố”. Ảnh: Nguyễn Hiền

Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng gắn với thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng-chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chú trọng công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình những tập thể, cá nhân làm chưa tốt, chưa nghiêm túc và kiên quyết xử lý tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên vi phạm với tinh thần không có ngoại lệ, không có vùng cấm.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới là mục tiêu nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, vừa mang tính cấp bách trước mắt nhưng cũng vừa mang tính lâu dài, phải tiến hành thận trọng với những bước đi vững chắc và nhất là cần phải có sự đồng thuận, với quyết tâm chính trị cao, tích cực trong hành động của cả hệ thống chính trị.

Với những kết quả đạt được, những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện; thời gian tới, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đặc biệt là sự đồng thuận, nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của tỉnh, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác này ở địa phương theo đúng Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Kế hoạch 70-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đề ra, góp phần xây dựng Gia Lai ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. 

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(GLO)- Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.