Gần 50% người trưởng thành sống ở thành thị bị mỡ máu cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học "Báo động thực trạng thừa cholesterol-Hệ lụy và giải pháp" do Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) tổ chức ngày 25-8 tại Hà Nội.

Các chuyên gia trao đổi về vấn đề thừa cholesterol. Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Các chuyên gia trao đổi về vấn đề thừa cholesterol. Ảnh:Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Theo thống kê năm 2019 về "Gánh nặng bệnh tật toàn cầu", mỡ máu cao gây ra gần 4,4 triệu ca tử vong toàn thế giới, tương đương 7,78% số ca tử vong toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành sống ở thành thị bị mỡ máu cao lên tới gần 50%. Trong đó, tình trạng thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này. Mỡ máu đã và đang trở thành vấn đề báo động về sức khỏe toàn cầu.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Xuyên-Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á cho biết, các bệnh mạn tính không lây là một vấn đề sức khỏe mà ngành Y tế đang rất quan tâm bởi sự ảnh hưởng sâu rộng của nó đến nhiều mặt của sức khỏe, tạo ra gánh nặng bệnh tật không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Ước tính, 80% số ca tử vong hiện nay đến từ các bệnh mạn tính. Trong số các nguy cơ chính gây ra các bệnh mạn tính không lây, rối loạn lipid mỡ máu cao là nguyên nhân của rất nhiều bệnh mạn tính không lây. Mỡ máu cao gây ra nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể kiểm soát và dự phòng mỡ máu cao bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày nếu mọi người có đầy đủ thông tin.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Dũng-Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng và tiết chế (Bệnh viện Phổi Trung ương)-cho biết, cholesterol máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim…Trên toàn cầu, 1/3 số ca nhồi máu cơ tim là do tăng cholesterol máu. Tại Việt Nam, 30% người trưởng thành có cholesterol máu cao. Hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị thừa cholesterol máu. Ăn nhà hàng, đồ xào, rán, nhiều thịt mỡ, ít rau và trái cây… là những thói quen khiến nhiều người ở thành phố bị tăng cholesterol mỡ máu hơn người dân nông thôn. Chế độ ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, tình trạng thừa cân, béo phì và lối sống ít hoạt động thể lực là 3 nguyên nhân dẫn đến tăng cholesterol máu. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân có thể thay đổi được. Tuổi, giới tính, di truyền là những nguyên nhân gây tăng cholesterol máu không thay đổi được. Ngoài ra, các bệnh nền khác như đái tháo đường không kiểm soát, bệnh xơ gan, hội chứng thận hư, suy thận mãn tính cũng là nguyên nhân gây tăng cholesterol máu. Cần tầm soát cholesterol máu ở mọi đối tượng: người trẻ tuổi, trung niên, cao tuổi, man và nữ, người có và không có bệnh tim để nắm được nguy cơ nhiễm cholesterol máu cao, có thể dẫn đến mắc bệnh tim, đột nguy, các bệnh về động mạch, mạch não, mạch vành.

Thông tin của Báo Hà Nội Mới, tại hội thảo, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn- Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã cập nhật các khuyến nghị dinh dưỡng mới nhất dành cho người bị thừa cholesterol máu từ các tổ chức quốc tế cũng như tại Việt Nam. 

Theo Tiến sĩ Trương Hồng Sơn, quan điểm sai lầm của người Việt cho rằng để giảm cholesterol, ngừa mỡ máu cao thì cần loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Đây là quan niệm không đúng vì chất béo là một nhóm chất thiết yếu mà cơ thể cần bổ sung mỗi ngày với hàm lượng hợp lý. Nhiều chế độ ăn tốt cho sức khỏe trên thế giới cũng nhấn mạnh đến việc không cần thiết phải kiêng sử dụng chất béo hoàn toàn. 

“Thay vì loại bỏ, chúng ta cần chọn lọc nguồn chất béo có lợi cho sức khỏe để nạp vào cơ thể. Cụ thể, nên hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ phủ tạng động vật, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp... Thay vào đó, cần tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi, được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như: Cá hồi, cá trích; trong quả bơ, ô liu; trong các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương... Ưu tiên sử dụng các loại dầu ăn có chứa dưỡng chất Gamma-Oryzanol và Phytosterol vì còn có khả năng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm”- Tiến sĩ Trương Hồng Sơn cho biết. 

Ông Trương Hồng Sơn cũng đưa ra gợi ý về thực đơn chuẩn LIGHT dành cho người bị mỡ máu cao, dựa trên 5 nguyên tắc: L - Lựa chọn chất béo có lợi; I - Ít tiêu thụ da mỡ, nội tạng động vật; G-Giảm muối khi nấu nướng; H-Hạn chế rượu, bia; T- tăng cường rau xanh, ngũ cốc.

QUANG VĂN

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.