Gần 21.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2020.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành từ 200 đến 250 km đường giao thông chính, công trình thoát nước, xử lý nước thải tập trung của 16 khu kinh tế ven biển, trong đó, tập trung chủ yếu cho 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm có các dự án quy mô lớn đang và dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016-2020; hoàn thành từ 200 đến 220 km đường giao thông cho 21 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó tập trung cho 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn;

Ngoài ra, đầu tư hoàn thành đường giao thông, công trình xử lý nước thải tập trung cho 35 đến 40 khu công nghiệp và từ 30 đến 35 cụm công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đầu tư hoàn thành diện tích rà phá bom mìn, san lấp mặt bằng, đường giao thông, hệ thống mương dẫn và thoát nước mưa, hệ thống cấp điện... cho 3 khu công nghệ cao và 6 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chương trình có 5 dự án thành phần gồm: Đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển; đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư hạ tầng khu công nghệ cao; đầu tư hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 20.982,02 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương là 16.676,61 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn). Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác là 4.215,41 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước cho các công trình/dự án thuộc Chương trình trong trung hạn 2016-2020 và hàng năm; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát và tổng hợp các công trình/dự án thuộc chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.