EVN phát động thi công xây dựng đường dây 500 kV nhập khẩu điện từ Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công trình đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ có khả năng truyền tải công suất tối đa lên tới khoảng 2.500 MW, góp phần nâng cao khả năng vận hành của hệ thống điện quốc gia thông qua nhập khẩu điện từ Lào.

Ngày 30.9, tại xã Tà Bhing (H.Nam Giang, Quảng Nam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức phát động thi công xây dựng dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam).

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân phát biểu giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công. Ảnh: EVN

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân phát biểu giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công. Ảnh: EVN

Dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối Nhà máy điện gió Monsoon (Lào) tại Văn bản số 938/TTg-CN ngày 21.7.2020 và Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

Dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) được xây dựng trên địa bàn H.Nam Giang với chiều dài khoảng 44,71 km là đường dây 2 mạch, nối từ cụm Nhà máy điện gió Monsoon đến trạm biến áp 500 kV Thạnh Mỹ. Dự án được Thủ tướng Chính phủ giao EVN làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án điện 2 là đơn vị được EVN giao đại diện chủ đầu tư quản lý dự án.

Theo EVN, tổng mức đầu tư dự án hơn 1.100 tỉ đồng với nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án được thu xếp từ nguồn vốn vay tín dụng của Agribank và vốn đối ứng của EVN.

Khi công trình đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ hoàn thành, đưa vào vận hành sẽ có khả năng truyền tải công suất tối đa lên tới khoảng 2.500 MW, góp phần nâng cao khả năng vận hành của hệ thống điện quốc gia thông qua nhập khẩu điện từ phía Lào.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN, yêu cầu Ban Quản lý dự án điện 2, các đơn vị tư vấn, giám sát, các nhà thầu tham gia thi công dự án, cán bộ, công nhân đoàn kết và thực hiện tốt phong trào thi đua lao động sáng tạo để hoàn thành xuất sắc mục tiêu tiến độ, chất lượng; đảm bảo môi trường và an toàn lao động để đưa dự án đi vào vận hành, tăng cường cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại lễ phát động, EVN cùng Công đoàn Điện lực Việt Nam và Ban Quản lý dự án điện 2 đã tặng quà ủng hộ an sinh xã hội cho người dân các xã La Dee, Chà Vàl, Tà Pơơ, Tà Bhing (H.Nam Giang).

EVN thông tin, theo hợp đồng mua bán điện, trước mắt tới đây khi vào vận hành, đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ sẽ nhận điện nhập khẩu từ các nguồn điện gió từ phía Lào với công suất 600 MW và sản lượng điện dự kiến bình quân hàng năm khoảng 1,7 tỉ kWh.

Dự án được xây dựng đã hiện thực hóa cam kết song phương về quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào trong lĩnh vực phát triển hệ thống năng lượng.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.