EU thông qua luật quy định giới hạn phát thải khí methane

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật quy định giới hạn phát thải khí methane đối với hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt của châu Âu từ năm 2030. Đây là việc làm cần thiết để đạt được các mục tiêu quốc tế về biến đổi khí hậu. vtv.vn và TTXVN thông tin.

Theo đó, bộ trưởng nông nghiệp các nước EU đã thông qua lần cuối đối với chính sách trên tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ). Luật có thể có hiệu lực ngay lập tức. Chỉ riêng Hungary bỏ phiếu chống. Luật hạn chế khí methane gia tăng áp lực buộc các nhà cung cấp quốc tế phải kiểm soát rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính này.

Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên mà các nước đốt trong các nhà máy điện và để sưởi ấm. Đây cũng là nguyên nhân cao thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau khí carbon dioxide (CO2) và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu khi nó thoát vào khí quyển từ các đường ống dẫn dầu, khí đốt và cơ sở hạ tầng bị rò rỉ.

Khói bốc lên từ một nhà máy ở Berre-l'Etang, Pháp. Ảnh: TTXVN

Khói bốc lên từ một nhà máy ở Berre-l'Etang, Pháp. Ảnh: TTXVN

Kể từ ngày 1-1-2027, các nhà nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về giám sát, báo cáo và xác minh ở cấp độ sản xuất. Từ năm 2030, các nước EU sẽ áp đặt các giới hạn về “giá trị mật độ khí methane tối đa” đối với nhiên liệu hóa thạch tại EU. Khi đó, Ủy ban châu Âu sẽ xác định các mức giới hạn chính xác.

Các nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt vi phạm giới hạn có thể phải đối mặt với hình phạt tài chính. Ngoài ra, luật cũng yêu cầu các nhà sản xuất tại các nước EU phải kiểm tra định kỳ các hoạt động sản xuất để đề phòng rò rỉ khí methane.

Tuy nhiên, quy định trên có thể sẽ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp khí đốt lớn từ Mỹ, Algeria và Nga.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.