Dưới núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi gọi điện cho Phưk bảo rằng: Cô thèm được ngồi dưới chân núi quá! Cười vang trong điện thoại, em hồn nhiên đáp lại, nhớ là cô mới ghé hôm qua! Ừ nhỉ, mình vừa chỉ thấy hoa dong riềng bung búng nụ trước một màu xanh non tơ của lá. 
Ấy vậy mà hôm nay đã chơm chớm hoa đỏ níu lòng đến độ tưởng như hoa đang trườn qua mặt chảy xuống mát lịm bên tai, rồi miên man trôi trong từng phiến lá nhỏ. Tôi đứng ngợp trước ngàn xanh sắc của núi đồi, ươm ướp từ hương núi thơm tho thổi suốt dặm dài thương nhớ. Trên những vòm tàu lá thưa rẽ cùng chùm chùm tia nắng từ trên trời rớt xuống cứ thế tỏa sáng bừng sắc khắp ngọn Chư Đang Ya. Mùa này lên núi, cài những mát lành lên nắng thu.
Ngọn núi hiện ra phẳng lặng hiền hòa, ấm áp. Dưới núi, tôi chẳng biết mình nhớ điều gì nhất nhưng cứ như lát cắt nhỏ mọi ký ức mồn một hiện ra và lớn dần theo tháng năm. Dưới núi, tôi muốn được chạm lên cùng ngọn khói màu xanh đang lửng lơ bay trên gian bếp rồi bất chợt ùa về ngay hiên nhà cùng nong măng khô ai vừa đem ướp từng sợi nắng. Mùi măng thoang thoảng hăng hắc, ánh lên màu hổ phách cùng với trời đất khi mùa sang. Cái thứ nắng mới mẻ, tinh khôi ấy cứ chảy mãi, lan dài và mềm mại buông trải trên khắp các vạt đồi, nương rẫy ngay dưới chân núi. 
Lần nào tôi rủ rê Phưk ngồi thong thả giữa luống dong riềng mà hít hà mùi đất ẩm, chạm vào bông hoa khe khẽ sương rơi, nằm dưới bóng mát tàu lá mươn mướt, nhắm mắt mà nghe vọng lại trong hương gió đất trời. Ngồi dưới hoa, tôi tưởng như ngày ngắn đi cùng mênh mang bất tận, hạnh phúc như dài ra, chở che vỗ về tôi trước những vết thương lòng còn chưa cắt chỉ. Mới thấy, dẫu người có khổ đau, có tất bật trong cuộc mưu sinh, trong khó khăn đau khổ thì cái gì thật sự còn lại của cuộc đời hôm nay. Mới hay, xung quanh mình những điều giản dị, những thứ giản đơn luôn là những bình yên, thiết tha, ấm áp.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Lần nào rảo bước dưới núi, tôi cũng lẫn trong hanh hao lóng lánh màu vàng rực của những bông hoa cánh bướm khoe sắc bên đường. Những cánh hoa nhuộm vàng sưởi ấm không gian bên các triền đồi, dưới chân núi và dọc đường đi. Sắc màu của loài hoa ấy cốt yếu để người làng nhận ra nhau, như xua tan những màn sương mù giăng sớm và là tín hiệu trỏ lối gọi ánh bình minh lên cao để đón chim về véo von, rộn rã trên khắp nẻo núi đồi.   
Từ trên cao, đưa mắt xuống nơi đây thật đẹp và xinh xắn, thơ mộng như tên của làng Ia Gri. Những khung cửa sổ ngôi nhà sàn, vì đón nắng thu nên chẳng bao giờ khép, luôn mở cửa chào đón, cởi mở cũng như chính tâm hồn của người bản địa nơi đây.
Đã heo may, cái lạnh từ thung lũng tỏa ra trong lãng đãng sương mờ sớm mai. Tôi dạo bộ quanh những ngôi nhà gỗ nhỏ bạc phếch màu thời gian, thấp thoáng, lúp xúp quanh vạt mì xanh lá. Nhà bám vào núi, quay mặt vào núi, nương theo chân núi, tựa vào mây trời. Mỗi ngôi nhà mang một hồn nét riêng, tiếng nói riêng, sắc thanh cũng riêng, sắc điệu cũng riêng, tất cả hòa vào thanh âm của núi, ngấm vào từng phận người đang cuồn cuộn chảy trong huyết quản, ẩn sâu dưới mạch nước ngọt mấy ngàn năm dưới núi. Những phận người quanh tụ dưới núi từng ấy thời gian là từng ấy nỗi niềm, bời bời nhớ thương.
Chiều mùa thu núi rừng Chư Đang Ya với hoàng hôn cực ngọt, những ánh nắng vỡ ra sau rặng đồi nằm rải rác xuống ngôi làng phía dưới, không gay gắt mà lại rất dịu dàng. Phưk dẫn tôi lên rẫy. Khuôn mặt em rạng ngời nói cười trong cái màu nắng non: “Có lẽ mai này vạt đồi nhà em sẽ ngập tràn hoa sim tím. Cái đất đỏ này rất hợp với cây sim”. Những người sống trọn với núi đồi, quý từng chiếc lá, yêu từng nụ hoa mới có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao của người trồng cây như Phưk. Tôi vui khi nghĩ đến những nụ mầm mới sẽ đâm chồi dưới chân núi và lưng đồi tím ngát cánh hoa sim. Tôi có thể quên bốn mùa tuần hoàn nối qua nhau của trời đất nhưng những mùa hoa luôn ở lại bên tôi, cùng những nụ mầm mới đã châm chồi của Phưk ngay dưới chân núi này.
Tôi đã bỏ mặc lời khuyên của Phưk, cố tình đi bộ men theo con đường vòng dưới chân núi để lên ngôi nhà thờ cổ H’Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh cây lá. Tôi thực lòng muốn được ở lại đây lâu hơn. Như trót nhớ, lại mơ được như cánh chim sải cánh dài rộng, tự do bay liệng, chao nghiêng, vập vờn qua núi, rồi cứ thế đáp đậu trên ngọn cây cao hay ở lại mãi cùng những ngọt ngào mến thương âu yếm.
NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...