Báo chí cách mạng đồng hành nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Báo chí chính thống đang ngày càng khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, góp phần làm rõ tiếng nói của đất nước, lan tỏa giá trị quốc gia.

bcd.jpg

Trải qua một thế kỷ đồng hành cùng đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là công cụ tuyên truyền cách mạng mà còn là một lực lượng quan trọng trong công cuộc khẳng định và nâng tầm vị thế quốc gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, báo chí, đặc biệt là báo chí chính thống, đang ngày càng khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, góp phần làm rõ tiếng nói của đất nước, lan tỏa giá trị quốc gia, từ đó củng cố uy tín, hình ảnh và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Báo chí - kênh truyền thông chiến lược trong quảng bá hình ảnh và quan điểm chính thức của quốc gia

Ngay từ những ngày đầu cách mạng, khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sử dụng ngòi bút trên tờ Le Paria (Người cùng khổ) để lên án chủ nghĩa thực dân, khơi dậy tinh thần giải phóng dân tộc trong lòng người Việt xa xứ, báo chí đã sớm được xác lập như một công cụ đối ngoại mạnh mẽ.

Từ thời chiến đến thời bình, báo chí luôn đồng hành cùng công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia, gìn giữ hình ảnh đất nước và củng cố niềm tin của bạn bè quốc tế vào chính nghĩa, vào đường lối và lý tưởng của dân tộc Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí, đặc biệt là báo chí chính thống đã trở thành một cấu phần không thể thiếu trong chiến lược ngoại giao “mềm,” bên cạnh ngoại giao trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Thông qua ngôn ngữ truyền thông hiện đại, hình ảnh một Việt Nam kiên định, linh hoạt, nhân văn và có trách nhiệm đã được truyền tải tới công chúng quốc tế, không chỉ bằng lời nói, mà bằng những hành động cụ thể được báo chí ghi nhận và phân tích một cách thuyết phục.

VietnamPlus ra mắt sản phẩm multimedia đặc biệt mừng ngày Giải phóng miền Nam
VietnamPlus ra mắt sản phẩm multimedia đặc biệt mừng ngày Giải phóng miền Nam

Báo chí không chỉ đưa tin mà còn định hình tiếng nói và quan điểm chính thức của quốc gia trên ra thế giới, thông qua hệ thống các cơ quan báo chí đối ngoại ngày càng chuyên nghiệp như: VietnamPlus, Báo Ảnh Việt Nam (TTXVN), VTV4 (Đài Truyền hình Việt Nam), VOV5 (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nhân Dân điện tử đa ngữ...

Những cơ quan này đang ngày càng làm tốt vai trò cầu nối giữa Việt Nam và bạn bè năm châu, giúp truyền tải các thông điệp quốc gia một cách chính xác, nhanh nhạy, nhiều ngôn ngữ, đa nền tảng.

Các nội dung chất lượng cao, được đầu tư bài bản về chính sách, văn hóa-con người, cùng với các sản phẩm hiện đại như đồ họa tương tác, video song ngữ, podcast, chiến dịch kỹ thuật số xuyên biên giới... đang góp phần định hình hình ảnh một Việt Nam năng động, cởi mở, giàu tiềm năng và đáng tin cậy.

Không chỉ phản ánh những hoạt động đối ngoại cấp cao, báo chí còn kịp thời tuyên truyền sâu rộng các sự kiện quốc tế do Việt Nam tổ chức như: Hội nghị APEC năm 2017, Diễn đàn kinh tế thế giới WEF ASEAN năm 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2019, Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2020, Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 năm 2022...

Phóng viên các hãng thông tấn báo chí đưa tin cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai (Hà Nội, 28/2/2019). (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)
Phóng viên các hãng thông tấn báo chí đưa tin cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai (Hà Nội, 28/2/2019). (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)

Những sự kiện này, thông qua báo chí, không chỉ thể hiện năng lực tổ chức các sự kiện lớn, mà còn truyền tải thông điệp rõ ràng về trách nhiệm, vai trò và tầm nhìn của Việt Nam trong các vấn đề toàn cầu.

Song song với đó, báo chí còn giữ vai trò xúc tiến thương hiệu quốc gia - một yếu tố ngày càng quan trọng trong nền kinh tế mở. Những chiến dịch truyền thông quảng bá du lịch, nông sản, sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam được báo chí đẩy mạnh cả ở trong và ngoài nước đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, đồng thời quảng bá văn hóa và lối sống Việt Nam.

Hình ảnh càphê Việt, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, công nghệ xanh, năng lượng sạch, đặc biệt là câu chuyện khởi nghiệp sáng tạo được báo chí lan tỏa đang từng bước tạo nên giá trị nhận diện quốc gia đặc trưng cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Một đóng góp quan trọng khác của báo chí là khả năng phản bác thông tin sai lệch, xuyên tạc.

Trong thời đại mạng xã hội phát triển, thông tin có nhiễu loạn, báo chí chính thống chính là điểm tựa để khẳng định sự thật, bảo vệ hình ảnh quốc gia. Những loạt bài đấu tranh trên mặt trận thông tin về chủ quyền biển đảo, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề kinh tế-xã hội... không chỉ giúp định hướng dư luận trong nước mà còn góp phần tạo dựng niềm tin nơi cộng đồng quốc tế vào một Việt Nam minh bạch, có trách nhiệm và tôn trọng pháp luật quốc tế. Nếu không có sự phản bác kịp thời của báo chí chính thống, hình ảnh và uy tín quốc gia có thể bị tổn hại nghiêm trọng.

Như vậy có thể khẳng định, báo chí cách mạng Việt Nam không đơn thuần là người đưa tin, mà là lực lượng đồng hành lan tỏa tiếng nói, hình ảnh quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc trên mặt trận truyền thông quốc tế.

Tăng cường năng lực báo chí đối ngoại trong kỷ nguyên số

Trong thời đại công nghệ số, bên cạnh những cơ hội, báo chí đối ngoại Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Đó là yêu cầu chuyên môn hóa đội ngũ. Làm báo đối ngoại đòi hỏi phóng viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có tư duy toàn cầu, hiểu biết sâu về chính trị, văn hóa, ngoại ngữ.

Đó còn là yêu cầu về đổi mới hình thức thể hiện để bắt kịp xu thế truyền thông thế giới. Báo chí hiện đại cần chuyển từ cách viết tuyên truyền truyền thống sang các hình thức kể chuyện sáng tạo, tương tác cao, tích hợp công nghệ số, podcast, video ngắn, truyền thông qua mạng xã hội xuyên biên giới.
Một yêu cầu quan trọng nữa là bảo đảm chất lượng thông tin.

Bắt nhịp xu hướng phát triển của báo chí truyền thông số, TTXVN giới thiệu ứng dụng công nghệ "check in 360 Photo Booth" độc đáo, khách tham quan có thể sử dụng đoạn video đưa lên các nền tảng mạng xã hội, đánh dấu một trải nghiệm thú vị tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: TTXVN)
Bắt nhịp xu hướng phát triển của báo chí truyền thông số, TTXVN giới thiệu ứng dụng công nghệ "check in 360 Photo Booth" độc đáo, khách tham quan có thể sử dụng đoạn video đưa lên các nền tảng mạng xã hội, đánh dấu một trải nghiệm thú vị tại Hội Báo toàn quốc 2024. (Ảnh: TTXVN)

Trong bối cảnh AI tạo nội dung ngày càng phổ biến, vai trò “kiểm chứng và định hướng” của báo chí chính thống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Sự khác biệt giữa báo chí và các nền tảng mạng xã hội chính là độ tin cậy, độ chính xác và trách nhiệm xã hội. Đó là yếu tố then chốt để báo chí tiếp tục giữ vững vai trò trong việc củng cố sức mạnh mềm của đất nước, lan tỏa hình ảnh và giá trị Việt Nam một cách tích cực, thuyết phục tới bạn bè quốc tế.

Để vượt qua được những thách thức trên một cách hiệu quả và bền vững, cần xây dựng một hệ sinh thái truyền thông đối ngoại hiện đại, chuyên nghiệp và có tầm nhìn dài hạn.

Truyền thông chỉ thực sự hiệu quả khi được tích hợp trong một chiến lược tổng thể, đồng bộ và có chiều sâu. Do đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với Bộ Ngoại giao, các tổ chức hữu nghị, cơ sở sáng tạo văn hóa, cộng đồng kiều bào... để hình thành hệ thống thông tin quốc gia có sức lan tỏa mạnh mẽ, độ tin cậy cao và khả năng định hình dư luận quốc tế.

Mỗi chương trình truyền hình, chuyên mục song ngữ... nếu được đầu tư đúng hướng, đều có thể trở thành mắt xích của một chiến lược ngoại giao mềm hiệu quả. Đồng thời, cũng cần có cơ chế tuyển chọn, đào tạo và đãi ngộ phù hợp để giữ chân những người làm báo giỏi, có năng lực quốc tế...

Tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”.

Trong kỷ nguyên số, sứ mệnh đó không chỉ là phản ánh và định hướng dư luận trong nước, mà còn là việc đại diện cho Việt Nam trên không gian truyền thông toàn cầu - một “mặt trận ngoại giao thông tin” thầm lặng nhưng có sức lan tỏa vô cùng to lớn.

Có thể thấy qua một thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ giữ vai trò là “người thư ký trung thành của thời đại,” mà còn trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận ngoại giao thông tin.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, báo chí đối ngoại càng được kỳ vọng đóng vai trò chiến lược trong việc lan tỏa hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định, đổi mới và đầy tiềm năng đến bạn bè quốc tế.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí với hệ thống đối ngoại Đảng và Nhà nước, cùng với việc không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, công nghệ và tư duy toàn cầu, sẽ là nền tảng để báo chí tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối tin cậy giữa Việt Nam và thế giới, góp phần củng cố sức mạnh mềm quốc gia trong thời đại mới.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null