Đức Long Gia Lai vượt qua khó khăn, phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù rất bận rộn trong những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021 nhưng ông Bùi Pháp-Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã cổ phiếu DLG) vẫn dành thời gian chia sẻ với Báo Gia Lai về nỗ lực ứng phó với khó khăn, thách thức, tạo đà phát triển vững chắc cho kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm và tầm nhìn 20 năm.

*Thưa ông, dịch Covid-19 và thiên tai xảy ra liên tục trong năm 2020 gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống. Vậy, ông có thể chia sẻ về hoạt động kinh doanh, áp lực và cách mà DLG đã vượt qua khó khăn, thách thức?
 

 Ông Bùi Pháp. Ảnh: Mai Tiên
Ông Bùi Pháp. Ảnh: Mai Tiên

 - Ông BÙI PHÁP: Năm 2020 có thể nói là " Một trăm năm mới có một" với đại dịch covid-19 và 20 năm mới có một thiên tai hạn hán cức đoan thiên tai, bão lũ, sạt lỡ đất ảnh hưởng đến tính mạng cuộc sống người dân và tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung như một siêu bão, khiến nhiều doanh nghiệp chao đảo, thua lỗ, thu hẹp sản xuất. Tập đoàn DLG không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Thiên tai, dịch bệnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp, giảm sút doanh thu, lợi nhuận ở nhiều mảng kinh doanh.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một doanh nghiệp đã vượt qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chúng tôi luôn theo sát diễn biến dịch bệnh và các chính sách của Chính phủ, thay đổi tư duy, hành động quyết liệt, quyết đoán, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, nâng cao quản trị doanh nghiệp, quản trị chi phí nội bộ, tận dụng mọi cơ hội, vượt qua thách thức.

Trong năm 2020, với tinh thần “Đi là đến” cộng với sự chung sức đồng lòng, quyết tâm cao, nhiều công ty thành viên như: Công ty cổ phần BOT và BT Đức Long Gia Lai; Công ty cổ phần BOT & BT Đức Long Đak Nông thực hiện đạt và vượt kế hoạch doanh thu, dòng tiền. Các lĩnh vực trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 là: khách sạn, bến xe và dịch vụ vệ sĩ; còn lại các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của thiên tai như: nông nghiệp, thủy điện… chỉ đạt từ 70% kế hoạch nhưng vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, nộp bảo hiểm xã hội, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đầy đủ.

Kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) chung của Tập đoàn năm 2020 dù không đạt kế hoạch Đại Hội đồng cổ đông đề ra, nhưng cũng có thể xem đây là thành công trong bối cảnh nhiều biến động phức tạp khó lường.

*Vậy HĐQT DLG và cá nhân ông đã có kế hoạch, chiến lược gì để thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận trong năm 2021 và những năm sắp tới?

- Ông BÙI PHÁP:  Năm 2020, DLG đã thành công trong cơ cấu lại các dự án đầu tư chưa phát huy hiệu quả tại các công ty thành viên, điển hình là việc chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp tại Công ty TNHH Nông nghiệp Đức Long Gia Lai và kêu gọi vốn liên doanh Công ty TNHH một thành viên Nông trại Cao Nguyên Quảng Phú 1 với Tập đoàn C.P Thái Lan. Ngoài ra, DLG còn thoái vốn thành công một số tài sản bất động sản của Tập đoàn đang đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh và vườn cây cao su Ia Tiêm (huyện Chư Sê)… nhằm giảm nợ vay và áp lực chi phí tài chính doanh nghiệp.

Kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm (2021-2025) và chiến lược đến năm 2030 của DLG tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: sản xuất kinh doanh điện tử và linh kiện điện tử; năng lượng tái tạo; hạ tầng thu phí và bất động sản công nghiệp.

Kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm (2021-2025) và chiến lược đến năm 2030 của DLG tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn. Ảnh: P.V
Kế hoạch phát triển giai đoạn 5 năm (2021-2025) và chiến lược đến năm 2030 của DLG tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn. Ảnh: P.V

Năm 2021, DLG kiên định với chiến lược cấu trúc toàn diện để tạo đà tăng trưởng bền vững, tiếp tục thoái vốn các dự án đầu tư không có hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế đã được Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, được HĐQT, Ban lãnh đạo Tập đoàn, các đơn vị thành viên cùng với cổ đông nhất trí cao tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2021.

Xin chia sẻ thêm, trong lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, DLG sở hữu 3 nhà máy ở nước ngoài đang phát huy rất hiệu quả, tăng trưởng khá tốt. Tại Việt Nam, Nhà máy DLG ANSEN (TP. Hồ Chí Minh) đã hoàn thành dây chuyền sản xuất điện tử và linh kiện điện tử xuất khẩu sang Mỹ; dây chuyền sản xuất smart tivi, xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang Hàn Quốc. Giai đoạn 2021-2023, chúng tôi tiếp tục đầu tư 2 nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Bình Dương và TP. Đà Nẵng gắn với mục tiêu trở thành Công ty “TOP 1” Việt Nam về lĩnh vực này.

 

Nhà máy thủy điện Đăk Pô Cô (Kon Tum) được đưa vào vận hành đầu năm 2018. Ảnh: Mai Tiên
Nhà máy thủy điện Đak Pô Cô (Kon Tum) được đưa vào vận hành đầu năm 2018. Ảnh: Mai Tiên


Đối với các dự án năng lượng tái tạo, DLG đã đầu tư và khai thác các dự án thủy điện, điện mặt trời trên đất liền và điện mặt trời mái nhà tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Hiện nay, chúng tôi đang triển khai các thủ tục pháp lý để đầu tư 3.700 MW năng lượng tái tạo (trong đó: 2.000 MW điện mặt trời trên đất liền, 500 MW điện mặt trời trên lòng hồ và 1.200 MW điện gió); hướng tới mở rộng thêm 50-100 MW điện mặt trời mái nhà tại các tỉnh Tây Nguyên mà đặc biệt là Gia Lai; cùng với 250 MW thủy điện tại Đak Nông, Lâm Đồng và Bình Phước.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tập trung đầu tư Trạm biến áp 500 kV và lưới điện truyền tải để giải phóng công suất cho các dự án điện mặt trời, điện gió tại Tây Nguyên. Các dự án này đã được các tỉnh, Bộ Công thương và Chính phủ chấp thuận chủ trương đưa vào Quy hoạch điện VII, VIII (trong đó đã được đưa vào quy hoạch điện VII hơn 300 MW điện gió và 250 MW thủy điện).

Về lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngoài việc đã đầu tư 3 dự án BOT trên quốc lộ 14 với 5 trạm thu phí ghi nhận doanh thu và dòng tiền rất ổn định, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất Bộ Giao thông-Vận tải, Chính phủ để tham gia đầu tư mở rộng quốc lộ 14 từ Gia Lai đến Bình Phước, cùng với việc tham gia đầu tư các tuyến đường cao tốc kết nối giữa Đak Nông-TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước-TP. Hồ Chí Minh, Đak Lak-Khánh Hòa.

*Bước vào năm 2021, ông có nhận định gì về cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DLG nói riêng?

- Ông BÙI PHÁP: Năm 2021 sẽ là một năm đầy khó khăn và thách thức nhưng cũng đan xen cơ hội cho các doanh nghiệp. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra chỉ tiêu phấn đấu: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm tới đạt 6,5-7%/năm, đến năm 2025 Việt Nam là nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Với thách thức và vận hội mới của đất nước kết hợp với tinh thần kiên cường, bản lĩnh, dũng cảm, không chịu khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam thì tôi nghĩ rằng, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DLG nói riêng sẽ sớm vượt qua khó khăn, ổn định kinh doanh, phát triển bền vững.

*Xin cảm ơn ông!

 

XUÂN HIẾU (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này