Dựa vào dân để giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ kiên trì tuyên truyền, vận động, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tháo gỡ vấn đề tranh chấp đất sản xuất với người dân. Câu chuyện lực lượng mỏng (27 viên chức, trong đó chỉ với 13 cán bộ giữ rừng chuyên trách) nhưng gần 16.000 ha rừng ở đây luôn được bảo vệ an toàn, diện tích và độ che phủ rừng liên tục tăng… dần được hé mở.

Từ đối đầu sang đối tác

Thiếu đất sản xuất, cuộc sống khó khăn nên ông Đinh A Lơ (làng Điện Biên, xã Sơn Lang) vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng khai hoang gần 1 ha để làm rẫy. Năm 2006, khi ông chở cây giống vào trồng thì bị lực lượng bảo vệ rừng ngăn chặn. Từ đây, giữa ông và đơn vị chủ rừng xảy ra tranh chấp, thậm chí đơn kiện cũng đã gửi đến Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ.

Sau khi được tuyên truyền, giải thích, gia đình ông Đinh A Lơ đã tự nguyện trả lại đất lâm nghiệp đang sản xuất và từ bỏ ý định phát lại rẫy cũ. Đổi lại, gia đình ông được tạo điều kiện nhận khoán quản lý bảo vệ rừng để có thu nhập. Đặc biệt, con trai ông là anh Đinh Loa còn được nhận vào làm việc và hiện là Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn.

Tương tự, năm 2014, ông Đinh Woap (làng Hà Lâm, xã Sơn Lang) có hơn 0,7 ha đất sản xuất tại tiểu khu 44 và có ý định chuyển sang trồng cây công nghiệp. Nắm bắt thông tin, lực lượng giữ rừng của Khu Bảo tồn đã đến nhà tuyên truyền về mục tiêu phát triển rừng bền vững, vận động ông từ bỏ nương rẫy. Ông Woap đã cam kết dừng sản xuất ở đây và được nhận vào làm cán bộ bảo vệ rừng.

Tuy vậy, đến năm 2018, do không có bằng cấp, ông không được tiếp tục hợp đồng làm việc và rời làng vào Bình Dương làm công nhân. Năm 2021, dịch Covid-19 khiến ông mất việc quay về làng lén lút phát lại hơn nửa sào rẫy cũ để trồng mì. Năm 2022, cán bộ Khu Bảo tồn tiếp tục đến vận động, ông dừng canh tác phần diện tích này và tham gia cùng Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga thực hiện đề tài phục hồi rừng. Trong số này, có phần diện tích nương rẫy của ông Woap đã dừng canh tác. Ông phấn khởi tham gia bảo vệ để tái sinh rừng và được trả kinh phí nhằm ổn định cuộc sống.

Ông Trịnh Viết Ty (bìa phải)-Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ diện tích rừng nhận khoán. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Trịnh Viết Ty (bìa phải)-Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ diện tích rừng nhận khoán. Ảnh: Minh Nguyễn

Theo ông Trịnh Viết Ty-Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng: Năm 2004, đơn vị mới thành lập, trong khi diện tích sản xuất của người dân đã tồn tại trước đó. Thời điểm này, có đến 62 ha người dân đang sản xuất và 200 ha nương rẫy cũ đang trong giai đoạn nghỉ. “Chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên truyền, vận động và tiến tới chấm dứt đối với việc sản xuất trên phần đất lâm nghiệp. Đến nay, phần lớn diện tích nương rẫy này đã phục hồi trở thành rừng tái sinh”-ông Ty thông tin.

Giải pháp giữ rừng bền vững

Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng khẳng định: “Để giải quyết vấn đề chồng lấn đất với người dân vùng đệm, chúng tôi thực hiện phương châm “từ đối đầu sang đối thoại và từ đối thoại qua đối tác”, bằng cách sử dụng chính các hộ có tranh chấp đất này tham gia nhận khoán bảo vệ rừng; đồng thời tạo điều kiện cho con em của họ vào làm việc tại đơn vị. Mặt khác, chúng tôi còn hỗ trợ 5 thôn, làng vùng đệm 200 triệu đồng/năm để xây dựng, sửa chữa nhà rông, điện chiếu sáng, hệ thống nước sạch, mua giống vật nuôi, cây trồng”.

Cùng với đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đã giao khoán quản lý, bảo vệ hơn 4.000 ha rừng cho 329 hộ dân và 18 cộng đồng Bahnar của 5 thôn, làng vùng đệm với đơn giá 300-400 ngàn đồng/ha/năm. Ông Đinh Văn Uy-Trưởng nhóm bảo vệ rừng làng Hà Lâm-cho hay: “Tham gia giữ rừng, mỗi hộ nhận bình quân trên 4 triệu đồng/năm. Quan trọng hơn là người thân trong gia đình, dòng họ và dân làng chung tay bảo vệ, không để rừng bị xâm hại”.

Người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng để cải thiện thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng để cải thiện thu nhập. Ảnh: Minh Nguyễn

Với những giải pháp phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt là mỗi làng vùng đệm đều có ít nhất một người làm việc cho Khu Bảo tồn nên đã góp phần ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Nhờ đó, diện tích rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng không những được quản lý, bảo vệ an toàn mà chất lượng rừng cũng tăng lên.

“Hiện tại, chúng tôi đã xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng giai đoạn 2023-2030 và đang chờ thẩm định, phê duyệt. Việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân Bahnar vùng đệm là hướng đi đúng đắn nhằm giảm áp lực đến tài nguyên rừng; tăng kinh phí môi trường rừng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học”-ông Ty nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.