Đưa du lịch Đắk Nông cất cánh - Kỳ 3: Thêm những cú hích mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh đang cần có sự bứt phá từ những chính sách kêu gọi đầu tư, quản lý nhà nước và sự nỗ lực của các đơn vị kinh doanh du lịch.
Kết quả hạn chế
Thời gian qua, mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành VHTT-DL tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp để phát triển du lịch nhưng kết quả vẫn rất hạn chế, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng sẵn có. 2 năm nay, việc phát triển du lịch của tỉnh gặp phải khó khăn do dịch Covid-19 kéo dài, nguồn thu bị ảnh hưởng; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để duy trì hoạt động và đầu tư.
Hiện các nhà đầu tư vẫn chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng, khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch Đắk Nông. Tiến độ triển khai các dự án đã được cấp chủ trương vẫn còn chậm.

Đắk Nông có nhiều hồ, suối có thể khai thác phát triển du lịch
Đắk Nông có nhiều hồ, suối có thể khai thác phát triển du lịch
Mặc dù tỉnh đã tạo nhiều điều kiện thu hút đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhưng một số nhà đầu tư do hạn chế về năng lực nên tiến độ đầu tư còn chậm, thậm chí nhiều dự án phải ngưng hoạt động. Vì vậy, một số dự án du lịch bị thu hồi như Điểm du lịch sinh thái thác Lưu Ly tại xã Nâm N’Jang (Đắk Song); Điểm du lịch sinh thái hồ Trúc tại thị trấn Ea T’ling (Cư Jút); Điểm du lịch sinh thái thác Đắk Búk So tại xã Đắk Búk So (Tuy Đức); Điểm du lịch sinh thái thác Cột Đá tại xã Đắk Nia và Khu du lịch sinh thái thác Cô Tiên tại phường Quảng Thành (Gia Nghĩa)…
Trong khi đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa được đồng bộ, các dịch vụ bổ trợ cho phát triển du lịch còn ít, thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn nghỉ tại các khu, điểm du lịch nên không giữ chân được du khách. Sản phẩm du lịch vẫn đang ở trong giai đoạn hình thành, nên khả năng đáp ứng nhu cầu du khách hạn chế. Các dịch vụ vui chơi giải trí quy mô nhỏ lẻ chưa tạo được ấn tượng và kéo dài thời gian lưu trú du khách, chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa tạo được khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.

Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi mới cho tỉnh Đắk Nông
Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi mới cho tỉnh Đắk Nông
Khách đến Đắk Nông chủ yếu là khách công vụ, còn khách lưu trú, khách tham quan chỉ lưu lại với thời gian ngắn, chi tiêu ít. Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng mềm trong phục vụ khách. Số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch ít ỏi; số lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng thường xuyên thay đổi cũng là một cản trở lớn đối với sự phát triển du lịch.
Xác định hướng đi mới
Ngày 26/7/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Chương trình số 18-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về phát triển du lịch và du lịch gắn với CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, giai đoạn 2021-2025.
Chương trình đã đề ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch du lịch, xây dựng các điểm đến gắn với CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã có những ý kiến liên quan, với mong muốn tỉnh mở ra hướng đi mới, cụ thể hơn.

Một góc thác Đ'ray Sáp (Krông Nô)
Một góc thác Đ'ray Sáp (Krông Nô)
Ông Đặng Nguyễn Tâm Châu (Tập đoàn Sao Mai An Giang) nêu ý kiến: “Đắk Nông là tỉnh giàu tiềm năng về phát triển du lịch nhưng vẫn còn gặp phải một số rào cản lớn. Muốn phát triển du lịch bền vững thì tỉnh Đắk Nông cần ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch như giảm tiền thuế, giảm tiền thuê đất… tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng du lịch, nâng cấp chất lượng cơ sở du lịch đạt chuẩn. Đặc biệt, tỉnh cần quan tâm nâng cấp hạ tầng giao thông để kết nối Đắk Nông với các vùng, miền, tạo cơ chế thông thoáng để thu hút du khách tham quan.
TS Trần Thị Tuyết Mai (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) cho biết: “Nhìn trên tổng thể, Đắk Nông vẫn còn nhiều lợi thế cần được khai thác để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để du lịch Đắk Nông có sự phát triển bứt phá, thực sự là ngành kinh tế đem lại hiệu quả, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, thấy được lợi thế tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng di sản văn hóa có điều kiện để phát triển du lịch. Tỉnh cần chú trọng tăng cường các hoạt động quảng bá về tài nguyên thiên nhiên, giá trị di sản văn hóa, xây dựng chính sách thu hút đầu tư du lịch, chính sách khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa truyền thống nhằm thay đổi tư duy, cải thiện đời sống, tạo cơ hội việc làm cho người dân trong hoạt động du lịch".

Văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa là lợi thế để Đắk Nông phát triển du lịch cộng đồng
Văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa là lợi thế để Đắk Nông phát triển du lịch cộng đồng
Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc Sở VHTT-DL cho rằng: “Những khó khăn do sự biến động về nguồn khách du lịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ở một khía cạnh nhất định cũng là cơ hội để Đắk Nông nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng ngành du lịch của tỉnh thời gian qua, từ chất lượng nguồn nhân lực, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác thị trường du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch…
Do đó, thời gian tới, với trách nhiệm của mình, ngành tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, mở rộng thị trường, chú trọng phát triển cả thị trường nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Đắk Nông đến với du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, tỉnh xây dựng sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của địa phương, có đủ sức cạnh tranh với các địa phương khác; khuyến khích đẩy mạnh sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh để phục vụ khách du lịch”.

Đắk Nông sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vào tìm hiểu, đầu tư du lịch
Đắk Nông sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vào tìm hiểu, đầu tư du lịch
Đồng chí Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định: “Để phát huy tiềm năng lợi thế của du lịch tỉnh theo hướng bền vững và đạt được mục tiêu phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra, tỉnh Đắk Nông sẽ tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch đến tìm hiểu, nghiên cứu khảo sát đầu tư tại tỉnh.
Về phía chính quyền, Đắk Nông sẽ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tốt và sẵn sàng tháo gỡ khó khăn với tinh thần “vướng ở đâu gỡ ở đó”. Đắk Nông cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất trong việc cải cách hành chính, về thủ tục pháp lý cũng như các vấn đề khác liên quan đến dự án của các nhà đầu tư đến với tỉnh".
Mỹ Hằng (Báo Đắk Nông)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.