Dự án BOT góp phần thu hút đầu tư vào Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ khi được đầu tư và thông tuyến, các dự án BOT của Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua, trong đó có tỉnh Gia Lai.

 Trạm thu phí BOT trên quốc lộ 14.
Trạm thu phí BOT trên quốc lộ 14.

Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên và Bình Phước nối từ Tân Cảnh (tỉnh Kon Tum) đến Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài 553 km, gồm 11 dự án thành phần, trong đó có 6 dự án được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và 5 dự án được đầu tư bằng hình thức BOT. Tập đoàn Đức Long Gia Lai và các đơn vị thành viên được giao 3 dự án gồm: “Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), đoạn Km817-Km887 tỉnh Đak Nông” (Dự án BOT Đak Nông); “Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) đoạn từ dốc Hàm Rồng (TP. Pleiku) đến Cầu 110, tiếp giáp với Đak Lak theo hình thức hợp đồng BOT” (Dự án BOT Gia Lai) và gói thầu số 2 thuộc gói trái phiếu Chính phủ. Đó là điều dễ hiểu khi Tập đoàn Đức Long Gia Lai là một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Trương Quang Nghĩa nhận định: Các dự án BOT khi đưa vào khai thác đã phát huy ngay hiệu quả kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, góp phần đảm bảo quốc phòng-an ninh. Và những dự án BOT của Đức Long Gia Lai cũng vậy. Hơn một năm sau ngày thông tuyến, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Gia Lai do Công ty cổ phần BOT và BT Đức Long Gia Lai (trực thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai) làm nhà đầu tư đã thực sự phát huy hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực trong việc đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế-xã hội.

Những năm trước, tuyến đường từ TP. Pleiku đến Cầu 110 bị xuống cấp trầm trọng. Vào mùa mưa, phương tiện giao thông di chuyển qua đây gặp rất nhiều khó khăn, ngoài hao tốn nhiên liệu còn dễ hư hỏng máy móc. Chị Nguyễn Thị Ngân, nhà gần ngã ba Phú Mỹ (xã Ia Băng, huyện Chư Prông) cho biết: “Ngoài việc xuống cấp thì đoạn đường này còn khá hẹp, trong khi lưu lượng xe mỗi ngày qua đây rất nhiều. Khi tuyến đường được đầu tư mở rộng đẹp và thông thoáng, người hưởng lợi trước tiên là người dân hai bên tuyến đường như chúng tôi. Đi lại thuận lợi, mua bán cũng dễ dàng hơn rất nhiều”. Còn với các đơn vị kinh doanh vận tải thì: “Có thời kỳ, thay vì một ngày chúng tôi có vài chuyến xe từ Pleiku đi TP. Hồ Chí Minh và ngược lại thì có 1 chuyến đầy khách đã là may mắn lắm rồi. Hành khách chuyển qua đi máy bay hết vì đoạn đường này quá xấu. Hồi đó, cũng do ổ gà, ổ voi mà nhiều xe hay bị hỏng lốp, hỏng phanh dọc đường”-anh Thành, một chủ xe chạy đường dài cho biết. Từ khi tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng, không khó để nhận thấy đời sống người dân dọc tuyến đường đã được nâng lên rõ rệt với những căn nhà mới đua nhau mọc lên, người dân tập trung đông đúc hơn.

Lâu nay, Gia Lai vẫn được coi là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có thế mạnh về giao thông. Không khó để thấy tuyến BOT do Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư có vai trò quan trọng thế nào. Thời gian gần đây, tỉnh đang ra sức kêu gọi, thu hút đầu tư và một trong những yếu tố để các nhà đầu tư xem xét chính là giao thông. Hiện nay, giao thông từ Gia Lai đi các tỉnh khác đã hoàn toàn thuận lợi, tạo cơ hội để tỉnh có thể thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.