"Đòn bẩy" phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nguồn kinh phí khuyến công đã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tỉnh Gia Lai mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Động lực để mở rộng quy mô sản xuất

Năm 2022, được thụ hưởng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Công ty TNHH một thành viên Thương mại-dịch vụ Thái Sơn Tây Nguyên (Cụm Công nghiệp Diên Phú, TP. Pleiku) triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến nông sản sấy khô” với công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm. Ông Phạm Việt Hùng-đại diện Công ty-cho biết: “Đề án có tổng kinh phí đầu tư hơn 11 tỷ đồng, trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 800 triệu đồng, nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp hơn 10,2 tỷ đồng”. Theo ông Hùng, doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất đã góp phần hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại, tăng doanh thu thêm 10% mỗi năm. Mô hình đi vào hoạt động sẽ cung cấp ra thị trường nhiều loại sản phẩm, trong đó chủ lực là hạt dưa rang, hạt hướng dương.

Công ty TNHH một thành viên Thương mại-Dịch vụ Thái Sơn Tây Nguyên được hỗ trợ 800 triệu đồng từ kinh phí khuyến công quốc gia. Ảnh: Vũ Thảo
Công ty TNHH một thành viên Thương mại-Dịch vụ Thái Sơn Tây Nguyên được hỗ trợ 800 triệu đồng từ kinh phí khuyến công quốc gia. Ảnh: Vũ Thảo


Tương tự, ông Nguyễn Nam Phong-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) cho hay: Hiện nay, Công ty có 5 ha trồng rau ăn lá, rau gia vị, củ ứng dụng công nghệ cao. Nông sản sau khi thu hoạch được phân loại, làm sạch để loại bỏ các tạp chất, đưa qua hệ thống máy rửa rau củ quả công nghiệp sục ozone rồi đóng gói tự động. Máy đóng gói có vai trò rất quan trọng trong việc bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. “Chúng tôi rất phấn khởi khi được hỗ trợ máy đóng gói tự động theo Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến bảo quản thực phẩm, đồ uống” của Chương trình khuyến công quốc gia năm 2022. Máy đóng gói tự động có công suất 40-120 gói/phút, tổng kinh phí đầu tư 610 triệu đồng; trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 300 triệu đồng, còn lại do doanh nghiệp đối ứng. Khi có máy móc hiện đại, chúng tôi sẽ mạnh dạn sản xuất ra những sản phẩm cao cấp và có thể thực hiện được các hợp đồng với số lượng lớn”-ông Phong nói.

Từ việc được hỗ trợ kinh phí khuyến công, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng được thương hiệu. Một số doanh nghiệp, cơ sở có sản phẩm đạt chứng nhận công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và cấp khu vực, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, nhiều sản phẩm có triển vọng xuất khẩu.

Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

Ông Nguyễn Duy Lộc-Phó Giám đốc Sở Công thương-cho hay: “Thời gian qua, nguồn kinh phí khuyến công đã được tăng lên đáng kể, tập trung vào các chương trình hỗ trợ máy móc thiết bị, mô hình trình diễn kỹ thuật. Hoạt động khuyến công đã và đang hỗ trợ tích cực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc mở rộng quy mô, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Việc đầu tư máy đóng gói tự động giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm rau củ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ảnh: Vũ Thảo
Máy đóng gói tự động giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm rau củ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ảnh: Vũ Thảo
Năm 2022, Gia Lai thực hiện 2 đề án khuyến công quốc gia cho 4 đơn vị thụ hưởng với tổng kinh phí hơn 13,4 tỷ đồng, trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 1,6 tỷ đồng; triển khai 12 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí hơn 4,2 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng.

Còn bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) thì cho biết: Chương trình khuyến công đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và khơi dậy tiềm năng một số ngành nghề, sản phẩm có lợi thế phát triển của tỉnh. Nguồn hỗ trợ kinh phí khuyến công đã phát huy tốt vai trò “vốn mồi”, khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn định hướng đầu tư đúng đắn, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn.

Cũng theo bà Thu, quá trình triển khai công tác khuyến công hiện vẫn còn những khó khăn như: sự vào cuộc của một số địa phương chưa thật quyết liệt; công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình khuyến công chưa được rộng khắp nên nhiều đối tượng thụ hưởng chưa nắm bắt rõ quyền lợi mà mình được hưởng; nhiều cơ sở sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư máy móc có công suất lớn có thể sản xuất hàng loạt... Qua khảo sát, hiện nay, những đối tượng muốn tiếp cận vốn khuyến công rất nhiều nên trong kế hoạch triển khai, Trung tâm sẽ định hướng hỗ trợ các mô hình trình diễn kỹ thuật, máy móc thiết bị tiên tiến. Trong đó, ưu tiên xây dựng các mô hình chế biến nông-lâm-thủy sản, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, mô hình tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn, tập trung hỗ trợ các đề án nhóm đảm bảo có sự liên kết, có tác động lan tỏa để có sự định hướng trong giai đoạn trung và dài hạn.

 

VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null