Đổi thay nhờ những quyết sách đúng-Kỳ 1: Những quyết sách thay đổi nông nghiệp, nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Những năm qua, các nghị quyết do HĐND tỉnh Gia Lai ban hành được các cấp chính quyền triển khai thực hiện đã làm thay đổi diện mạo nông thôn. Trong đó, có nhiều thay đổi về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo tư duy trong sản xuất nông nghiệp. Điều này càng khẳng định một lần nữa vai trò của người đại biểu của nhân dân.

Tỉnh Gia Lai vẫn xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng của nền kinh tế. Chính vì thế, HĐND các cấp đã ban hành những nghị quyết, đặc biệt là nghị quyết chuyên đề về phát huy tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nhờ đó, những năm gần đây, nông nghiệp có sự bứt phá mạnh mẽ.

Cánh đồng chuối áp dụng công nghệ cao của nông dân huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn

Cánh đồng chuối áp dụng công nghệ cao của nông dân huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn

"Đòn bẩy" cho ngành nông nghiệp

Ngày 5-8-2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Để cụ thể hóa nghị quyết này, ngày 8-12-2016, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND về “quy định mức hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân và nông dân” nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Theo đó, với doanh nghiệp, tỉnh sẽ hỗ trợ 1 lần một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo ruộng đồng, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất trong các cánh đồng mẫu lớn; hỗ trợ 1 lần tối đa không quá 50% kinh phí tổ chức tập huấn; hỗ trợ tiền ăn 30 ngàn đồng/người ngày, hỗ trợ tiền đi lại không quá 100 ngàn đồng/người/khóa học.

Đối với nông dân và tổ chức đại diện, hỗ trợ không quá 30% năm đầu tiên, 20% năm thứ 2 chi phí về thuốc, vật tư, nhân công, thuê máy móc. Trong đó, đối với cây trồng gồm: cây cà phê là 450 ngàn đồng/ha, cây tiêu 1 triệu đồng/ha, cây lúa 600 ngàn đồng/ha, cây mía 300 ngàn đồng/ha. Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-nhìn nhận: "Nếu chỉ tập trung thâm canh, liên kết sản xuất mà chưa xây dựng các nhà máy chế biến sau thu hoạch thì nông nghiệp chưa thể phát triển như kỳ vọng. Và khi chủ trương, nghị quyết chưa tạo ra sự liên kết thì chưa thể có bước đột phá mạnh mẽ trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Do đó, sự hỗ trợ tạo sự đột phát trong phát triển cây trồng và định hướng phát triển lâu dài trong nông nghiệp cũng như tăng thu nhập cho người dân”.

Công nhân của Công ty Hương Sơn chế biến sản phẩm chuối trồng theo chuỗi liên kết. Ảnh: Quang Tấn

Công nhân của Công ty Hương Sơn chế biến sản phẩm chuối trồng theo chuỗi liên kết. Ảnh: Quang Tấn

Cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ngày 13-7-2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND về quy định đối tượng và mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020.

Cụ thể, trong năm đầu tiên thực hiện nghị quyết này, tỉnh đã bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ thực hiện chương trình là 188,9 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương là 153,9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 35 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp cho các xã). Các địa phương đã vận động Nhân dân, doanh nghiệp đóng góp thực hiện chương trình với tổng số vốn là 15,56 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 8,2% so với tổng vốn ngân sách nhà nước.

Ví dụ, tại khu vực phía Đông tỉnh là vùng chuyên canh mía lớn của tỉnh có trên 25 ngàn ha. Những năm qua, thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh, địa phương đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, 80% diện tích vùng nguyên liệu được cơ giới hóa.

Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê-cho biết: Triển khai Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã giúp ngành nông nghiệp địa phương tái cơ cấu hiệu quả thông qua chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Ông Phước minh chứng: Các chính sách này đã hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp liên kết để hình thành những cánh đồng mẫu lớn. Từ đó việc chăm sóc thuận lợi, hiệu quả, năng suất trên một diện tích mía tăng hơn các năm trước. Theo đó, tỉnh đã hỗ trợ tiền công khai hoang là 2 triệu đồng/1 ha mía, từ chính sách này, những cánh đồng mía lớn được hình thành, thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch.

Nông dân xã Đông, huyện Kbang thu hoạch trên cánh đồng mía lớn. Ảnh: Quang Tấn

Nông dân xã Đông, huyện Kbang thu hoạch trên cánh đồng mía lớn. Ảnh: Quang Tấn

Riêng vụ mía 2022-2023, năng suất cao hơn các vụ trước 4-5 tấn/ha, bình quân đạt 65 tấn/ha, ước sản lượng đạt 1,7 triệu tấn. Nhà máy thu mua với giá 1,05 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường, trong đó hỗ trợ cước vận chuyển bình quân 160 ngàn đồng/tấn. So với vụ ép 2021-2022, giá thu mua mía cao hơn 100 ngàn đồng/tấn, hỗ trợ cước vận chuyển cao hơn 20 ngàn đồng/tấn. Với giá thu mua này, người dân lãi 40-50 triệu đồng/ha đối với mía lưu gốc, 20 triệu đồng/ha mía tơ.

Không chỉ đối với cây mía, khi triển khai thực hiện các nghị quyết đề ra đã làm thay đổi nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp làm ra. Cũng từ việc góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, đến nay, toàn tỉnh có 99 mã số vùng trồng cho các cây trồng chủ lực như: chuối, chanh dây, dưa hấu, thanh long, xoài, mít... với tổng diện tích hơn 6.800 ha; 24 mã cơ sở đóng gói với tổng công suất khoảng 665-795 tấn quả tươi/ngày.

Đồng thời, toàn tỉnh có hơn 237.346 ha cây trồng liên kết sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đối tượng tham gia liên kết gồm: 81 HTX, 72 tổ hợp tác, 11.862 hộ nông dân và 42 doanh nghiệp đầu chuỗi liên kết.

Nông dân xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) chăm sóc vườn cà phê tái canh. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nông dân xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) chăm sóc vườn cà phê tái canh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ông Nguyễn Văn Hào (thôn Lâm Trốc, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) cho biết: "Tỉnh đã hỗ trợ chúng tôi tái canh cây cà phê thông qua việc cấp giống mới và hỗ trợ phân bón. Nhờ đó, tôi đã tái canh 2 ha cà phê già cỗi. Hiện nay, cà phê đã cho thu hoạch năng suất tăng 1-1,5 tấn so với trước đây. Không chỉ gia đình tôi mà nhiều người nông dân khác cũng được hưởng lợi từ các chính sách này".

Những chuyển biến tích cực

Hội đồng nhân dân tỉnh họp đánh giá kết quả giám sát tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: Quang Tấn

Hội đồng nhân dân tỉnh họp đánh giá kết quả giám sát tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: Quang Tấn

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của chính quyền địa phương và đặc biệt là vai trò giám sát, phản biện của HĐND các cấp, thời gian qua, kinh tế-xã hội của Gia Lai không ngừng phát triển, đời sống Nhân dân ngày một nâng lên. Đặc biệt, việc ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh có sự chuyển mình mạnh mẽ.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chuyển đổi 37.714 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Toàn tỉnh hiện có gần 28.131 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hơn 186.885 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành 18 vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 3.490 ha, tập trung vào các cây trồng chính như: chuối, bơ, sầu riêng, thanh long, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau, hoa. Toàn tỉnh có khoảng 142.818 ha cây trồng các loại và thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh xác định sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng cây trồng tập trung đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến phát huy công suất thiết kế, tạo ra các sản phẩm chủ lực của địa phương. Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều mô hình phát triển theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như: chuỗi sản xuất cà phê, mía đường, mì, rau quả.

Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của nông dân xã An Phú, TP. Pleiku. Ảnh Quang Tấn
Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của nông dân xã An Phú, TP. Pleiku. Ảnh Quang Tấn

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 đạt 7,55% (trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 5,785%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,65%, dịch vụ tăng 8,23%). Đến năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu nông-lâm-thủy sản toàn tỉnh đạt 515 triệu USD; tỉnh đã có 2 sản phẩm (chanh dây và cà phê chế biến) được xuất khẩu sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA.

Theo ông Lưu Trung Nghĩa, hiện toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú, Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Bên cạnh chú trọng sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, có mã số vùng trồng, tem truy xuất nguồn gốc… việc thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần nâng cao giá trị, khẳng định vị thế các sản phẩm rau, hoa và cây ăn quả của tỉnh. Nhiều nông sản đã có vị thế đứng ở những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điển hình, Gia Lai là địa phương có lô hàng chanh dây đầu tiên xuất sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA; có LOPANG BANANA là sản phẩm chuối Việt đầu tiên được bán và phân phối qua 81 siêu thị ở Hàn Quốc.

Chuỗi liên kết trồng cam ở xã Kon Gang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Quang Tấn

Chuỗi liên kết trồng cam ở xã Kon Gang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Quang Tấn

Theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội, Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung có quy mô lớn theo hướng xuất khẩu. Ông Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh từng nhấn mạnh: Đến năm 2025, đối với nông nghiệp, tỉnh sẽ thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 1.500 ha, dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao quy mô khoảng 500 ha trở lên, hình thành 2-3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 1 dự án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 328 ha với tổng vốn đầu tư 10-15 ngàn tỷ đồng; phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm 15-20%; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 350 triệu đồng/năm.

Ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai (thứ 2 từ trái sang) cùng đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: Quang Tấn.

Ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai (thứ 2 từ trái sang) cùng đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: Quang Tấn.

Nhờ những quyết sách đúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của HĐND cũng như các đại biểu HĐND các cấp trong việc hoạch định các quyết sách, phản biện, giám sát, kinh tế-xã hội của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nông thôn được xây dựng khang trang, nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng công nghệ cao và đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.