Độc đáo Sơmă Kơcham của người Bahnar ở Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 1-4, làng Prăng (xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) rộn ràng tổ chức Sơmă Kơcham (lễ cúng sân-PV) với đầy đủ nghi thức của một nghi lễ truyền thống độc đáo, hấp dẫn của người Bahnar ở khu vực phía Đông tỉnh.
Hội đồng già làng thực hiện nghi thức cúng Kơcham trong tiếng cồng chiêng và xoang rộn ràng. Ảnh: Phương Linh

Hội đồng già làng thực hiện nghi thức cúng Kơcham trong tiếng cồng chiêng và xoang rộn ràng. Ảnh: Phương Linh

Trước lễ cúng, hội đồng già làng họp chọn ngày tổ chức lễ, sau đó dân làng sẽ phân công nhiệm vụ. Những ngày này, không ai lên nương rẫy, chỉ làm công việc chung cho làng. Từ già, trẻ, trai, gái, ai cũng được tham gia vào các khâu chuẩn bị cho lễ cúng. Cả trăm người dân tập trung trong sân nhà rông, chia thành nhiều nhóm đảm nhận từng phần việc cụ thể như nấu nướng, dựng cây nêu, cột rượu ghè, chuẩn bị cồng chiêng…

Thanh niên cùng người già cùng chuẩn bị cây nêu cho lễ cúng. Ảnh: Phương Linh

Thanh niên cùng người già cùng chuẩn bị cây nêu cho lễ cúng. Ảnh: Phương Linh

Anh Henh khéo léo đan bện dây cúng để trang trí cây nêu. Ảnh: Phương Linh

Anh Henh khéo léo đan bện dây cúng để trang trí cây nêu. Ảnh: Phương Linh

Theo dân làng, “sơmă” tiếng Bahnar nghĩa là lễ cúng, “kơcham” là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân. Mỗi năm, người Bahnar ở làng Prăng sẽ tổ chức lễ cúng bên trong nhà rông và sân nhà rông. Đây là hai nghi thức lớn của làng nhằm tưởng nhớ đến những người trong làng đã mất cũng như cầu nguyện Yàng sẽ cho bà con một năm khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ cúng sân còn có ý nghĩa bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn nguồn nước sạch cho dân làng.

Thanh niên làng Prăng trang trí cho cây nêu. Ảnh: Phương Linh

Thanh niên làng Prăng trang trí cho cây nêu. Ảnh: Phương Linh

Khi những phần thịt được nấu chín, chị em phụ nữ bắt tay dọn dẹp sạch sẽ khoảng sân. 2 cây nêu được dựng ngay trước công trình nước sạch cũng nằm trong sân nhà rông. Bà con bắt đầu đem những ghè rượu đã được ủ thơm nức đến góp lễ, nối thành một hàng dài. 2 ghè rượu to được buộc dưới chân mỗi cây nêu. 2 xiên thịt nướng, 4 nồi thịt hầm cũng được bày biện xung quanh. Xong đâu đấy, hội đồng già làng gồm 9 thành viên đứng xung quanh cây nêu, chuẩn bị nghi thức cúng. Đội cồng chiêng “nhí” và thanh niên cũng vào hàng ngũ chỉnh tề.

Hội đồng già làng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng trước đàn tế. Ảnh: Phương Linh

Hội đồng già làng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng trước đàn tế. Ảnh: Phương Linh

Khi các già làng bắt đầu đọc bài cúng cũng là lúc tiếng trống, chiêng nổi lên rộn rã, âm vang. 5 già sẽ đảm nhận nhiệm vụ dâng lễ cúng lên Yàng, 4 già còn lại sẽ khấn nguyện, mời lễ những người đã khuất. Trong lúc đó, đội chiêng và đội xoang diễn tấu xung quanh sân của nhà rông.

Đội cồng chiêng "nhí" làng Prăng biểu diễn xung quanh sân nhà rông. Ảnh: Phương Linh

Đội cồng chiêng "nhí" làng Prăng biểu diễn xung quanh sân nhà rông. Ảnh: Phương Linh

Lễ cúng kết thúc, hội đồng già làng cùng nhấp những ngụm rượu đầu tiên trong hàng dài ghè mà dân làng đem đến góp lễ. Theo sau, bà con cũng thực hiện nghi thức tương tự, mang theo ước vọng về một năm mới, mùa vụ mới thuận lợi, an lành. Mỗi hộ dân còn được chia một xâu thịt heo từ lễ cúng đem về để lấy may. Phần hội lúc này mới bắt đầu và kéo dài đến hết ngày hôm sau.

Dân làng Prăng cùng nhau thưởng thức rượu ghè sau khi kết thúc nghi lễ cúng tế. Ảnh: Phương Linh

Dân làng Prăng cùng nhau thưởng thức rượu ghè sau khi kết thúc nghi lễ cúng tế. Ảnh: Phương Linh

Buổi tối, bà con cùng nhau đánh chiêng, múa xoang và hát dân ca mãi đến khi ánh trăng tàn… Sau lễ cúng này, bà con trong làng yên tâm lên rẫy, sẵn sàng cho một mùa vụ mới mang theo niềm tin no ấm, đủ đầy.

Cô bé Đinh Thị Đin say sưa hòa điệu xoang. Ảnh: Phương Linh
Cô bé Đinh Thị Đin say sưa hòa điệu xoang. Ảnh: Phương Linh
Cậu bé Đinh Minh đảm nhận vai trò pơtual trong đội cồng chiêng biểu diễn tại lễ cúng. Ảnh: Phương Linh

Cậu bé Đinh Minh đảm nhận vai trò pơtual trong đội cồng chiêng biểu diễn tại lễ cúng. Ảnh: Phương Linh

Làng Prăng có 119 hộ, trong đó có 113 hộ người Bahnar. Ngoài lễ cúng trong và ngoài nhà rông, cứ 2 năm một lần, làng tổ chức đâm trâu. Ngoài ra, trong mỗi gia đình, dòng họ cũng còn gìn giữ một số lễ cúng khác như pơ thi, cúng trăng…

Sơmă Kơcham được tổ chức trong khoảng sân rộng rãi của nhà rông. Ảnh: Phương Linh
Sơmă Kơcham được tổ chức trong khoảng sân rộng rãi của nhà rông. Ảnh: Phương Linh
Đội xoang nữ của làng Prăng trong trang phục truyền thống đẹp mắt và điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng. Ảnh: Phương Linh
Đội xoang nữ của làng Prăng trong trang phục truyền thống đẹp mắt và điệu xoang uyển chuyển, nhịp nhàng. Ảnh: Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.