Emagazine

E-magazine Lễ mừng năm mới của đồng bào Bahnar: Độc đáo, nhân văn

Từ sáng sớm, dân làng Krông Hra đã xúng xính trong những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống để chuẩn bị cho một trong những nghi lễ lớn nhất trong năm. 45 thành viên đội cồng chiêng và múa xoang đủ lứa tuổi, già trẻ, lớn bé nhanh nhẹn tập trung trước sân nhà rông với những chiêng trống. Rượu ghè thành từng cặp xếp hàng dài cả chục mét. Không khí lễ hội miên man chảy tràn trong mùa “ăn năm uống tháng”. Trò chuyện cùng chúng tôi, em Đinh Thị Chi (9 tuổi) cho hay: “Em tham gia tập luyện cùng đội cồng chiêng “nhí” đã 2 năm nay. Mỗi lần được khoác lên mình trang phục thổ cẩm để biểu diễn, em thấy mình rất đẹp”.

Như bao cộng đồng cư dân bản địa Tây Nguyên, người Bahnar ở huyện Đak Pơ có tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Họ tin rằng, xung quanh mình có rất nhiều vị thần (Yàng). Trong các nghi lễ truyền thống, họ mời Yàng về chứng giám, trong đó có lễ cúng mừng năm mới (còn gọi là lễ Kcham-Atâu). Lễ này diễn ra trước vụ mùa đầu tiên trong năm để cầu xin các thần phù hộ dân làng mạnh khỏe, rắn rỏi đôi chân lên nương, lên rẫy; thời tiết mưa thuận gió hòa giúp cây lúa, bắp, mì… lên xanh, mùa màng bội thu.

Sau khi tiếng cồng chiêng rộn rã tấu lên mở đầu, giục gọi cộng đồng đến tham dự, chung vui, lễ cúng được tiến hành.

Trước biểu tượng thông linh là cây nêu cao vút, lời khấn tiếp tục được gửi đến các thần: “Bây giờ, chúng tôi gọi các thần chỉ đường dẫn lối cho dân làng không làm phải chỗ đất xấu, chọn được chỗ đất tốt để làm ăn, sinh sống luôn suôn sẻ. Hôm nay, chúng tôi cúng năm mới để cầu mong tất cả dân làng được bình an, ấm no. Từ trẻ nhỏ đến người già đừng để đau ốm, bệnh tật, đừng để chết chóc. Xin hãy luôn theo dõi, đem lại cho chúng tôi cái ăn, cái uống, có của để dành quanh năm, suốt tháng…”.

Sau khi các nghi lễ hoàn tất, những bài chiêng truyền thống tươi vui lại vang lên, cần rượu vít cong trong không khí giao lưu thân mật giữa người dân và khách mời. Không chỉ bày tỏ mong ước mưa thuận gió hòa, nghi lễ còn giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên sự kết nối, giao hòa giữa con người với thiên nhiên.

Khẳng định lễ Kcham-Atâu rất quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Bahnar, già Đinh Pít chia sẻ: Từ hồi còn thanh niên, ông đã được người lớn tuổi hướng dẫn các bước tiến hành lễ cúng đúng với nghi thức truyền thống.

Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Hvư cũng vui mừng cho biết, chính quyền xã luôn ủng hộ việc tổ chức các nghi lễ truyền thống của đồng bào Bahnar, như một cách chung tay giữ gìn bản sắc trước nguy cơ mai một.

Trao đổi về công tác phối hợp phục dựng, ông Nguyễn Ngọc Long-Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San-nhận định: “Thông qua hoạt động này, chúng ta có dịp nhìn lại một phần thực tế phong phú, đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Bahnar. Việc phục dựng được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là dịp để du khách hiểu thêm vẻ đẹp của vùng đất và người Gia Lai, là cơ hội quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh nhà”.

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.