Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Về xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), nhiều khách phương xa không khỏi bất ngờ, thích thú trước bản sắc văn hóa Jrai hiện hữu qua kiến trúc nhà sàn của hầu hết các hộ dân nơi đây.
Nhà sàn là kiến trúc truyền thống của hầu hết các hộ dân ở xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện. Ảnh: Lam Nguyên

Nhà sàn là kiến trúc truyền thống của hầu hết các hộ dân ở xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện. Ảnh: Lam Nguyên

Dạo quanh xã, đâu đâu cũng gặp nhà sàn. Đây là điều rất đáng quý trước tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng mối lo ngại về sự mai một các giá trị bản sắc. Càng độc đáo hơn khi ngày càng có nhiều ngôi nhà sàn kiểu mới được xây dựng, vừa lưu giữ được nét đẹp truyền thống song vẫn phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Trước tiên phải kể đến những ngôi nhà sàn mái Thái nhấp nhô, dáng vẻ bề thế và đẹp mắt. Có nhà diện tích lên đến vài trăm mét vuông, to rộng hơn nhà sàn ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

Nhà sàn mái Thái trên trục đường chính xã Ia Yeng. Ảnh: Lam Nguyên

Nhà sàn mái Thái trên trục đường chính xã Ia Yeng. Ảnh: Lam Nguyên

Thêm 1 ngôi nhà sàn mái Thái bề thế. Ảnh: Lam Nguyên

Thêm 1 ngôi nhà sàn mái Thái bề thế. Ảnh: Lam Nguyên

Đáng chú ý là những ngôi nhà sàn 2 tầng như biệt thự với kinh phí xây dựng hàng trăm triệu đồng/căn. Toàn xã hiện có gần 20 nhà sàn 2 tầng, tập trung chủ yếu ở thôn Plei Kte lớn và Plei Kte nhỏ. Không chỉ được ưa chuộng bởi dáng vẻ hiện đại, đẹp mắt, nhà sàn 2 tầng còn giúp giảm diện tích xây dựng, tăng độ thoáng mát, nhất là ở vùng nắng nóng như Phú Thiện.

Một ngôi nhà sàn được thiết kế 2 tầng. Ảnh: Lam Nguyên

Một ngôi nhà sàn được thiết kế 2 tầng. Ảnh: Lam Nguyên

Dáng vẻ độc đáo của nhà sàn kiểu mới. Ảnh: Lam Nguyên

Dáng vẻ độc đáo của nhà sàn kiểu mới. Ảnh: Lam Nguyên

Những ngôi nhà sàn to lớn, cao tầng nằm dọc trục đường chính vào xã Ia Yeng hay nhấp nhô giữa màu xanh cây trái mang đến cho khách phương xa cảm nhận đặc biệt về sự trù phú của một vùng đất. Cùng với đó là sự thán phục trước nỗ lực của người dân nơi đây nhằm thích nghi với cuộc sống hiện đại nhưng vẫn không lãng quên bản sắc văn hóa Jrai.

Khung cảnh này mang đến cảm nhận rõ nét về sự thanh bình, trù phú. Ảnh: Lam Nguyên

Khung cảnh này mang đến cảm nhận rõ nét về sự thanh bình, trù phú. Ảnh: Lam Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.